Dữ liệu gần đây cho thấy, trong số nhiều các doanh nghiệp lớn tại Hàn Quốc, tính từ năm 2000 đến quý II/2024, có 10 công ty ghi nhận lãi 98 quý liên tiếp; thành công kiếm được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bất chấp rủi ro mạnh mẽ từ bên ngoài như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và đại dịch Covid-19 năm 2020. Ngược lại, có 3 công ty được phát hiện đã ghi nhận lỗ trong hơn 12 quý.
Vào ngày 4, CEO Score, một viện nghiên cứu dữ liệu doanh nghiệp, đã công bố kết quả khảo sát lợi nhuận hoạt động của 358 (trong số 500 công ty hàng đầu Hàn Quốc có nộp báo cáo hàng quý dựa trên báo cáo tài chính riêng lẻ) trong đó ghi nhận một số doanh nghiệp có tới 98 quý liên tiếp thặng dư.
Cụ thể 10 công ty ghi nhận thặng dư trong 98 quý kể từ khi bắt đầu công bố kết quả kinh doanh, bao gồm △Hyundai Mobis △SK Telecom △Korea Zinc △Shinsegae △KT&G △CJ ENM △S1 △Yuhan △Handsome △Kukdo Chemical.
Theo sau là 3 công ty đã ghi nhận lợi nhuận đều đặn mỗi quý kể từ khi nộp báo cáo hàng quý bao gồm Samsung Fire & Marine Insurance (97 quý), GS EPS (91 quý) và Naver (90 quý).
3 công ty gồm LG Appliance & Health Care (tháng 4/2001), trung tâm thương mại Hyundai (tháng 11/2002) và Hyundai Glovis (tháng 2/2001) cũng liên tục ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng tích cực kể từ sau khi thành lập/được tách ra.
Trái lại, có tổng cộng 23 công ty ghi nhận lỗ liên tiếp.
Viva Republica, công ty vận hành dịch vụ tài chính di động Toss, đã ghi nhận lỗ 14 quý liên tiếp sau khi công bố thu nhập đầu tiên vào quý I/2021. Tiếp theo là △LG Energy Solution và HL Mando (12 quý) △SK On và Yeocheon NCC (11 quý) △LG Display (10 quý) và △Hyosung Chemical (8 quý).
Bên cạnh đó, cũng có những công ty từ thặng dư chuyển sang thâm hụt.
Hanwha, vốn đã thặng dư 85 quý liên tiếp kể từ quý 1/2003, đã chuyển sang thâm hụt trong quý 2 năm nay. DL Construction và Kumho Construction cũng chuyển sang thâm hụt trong quý II năm nay, chấm dứt chuỗi 48 và 35 quý liên tiếp thặng dư.
Ngược lại, cũng có những công ty đã có lãi trở lại sau thời gian dài thâm hụt.
Taekwang Industrial đã chìm trong thâm hụt trong 8 quý liên tiếp bắt đầu từ quý II/2022, nhưng đã chuyển sang trạng thái thặng dư trong quý II năm nay. Điều này là nhờ sự thành công của hiệu quả quản lý, chẳng hạn như công việc cải tiến quy trình và thanh lý doanh nghiệp vải sợi lợi nhuận thấp trong tình hình thị trường hóa dầu không ổn định.
Netmarble, vốn đã thua lỗ 8 quý liên tiếp, cũng chuyển sang có lãi trong quý II/2024 nhờ thành công của các trò chơi mới; HD Hyundai Mipo cũng chấm dứt lỗ 6 quý liên tiếp và chuyển sang có lãi.
Cụ thể 10 công ty ghi nhận thặng dư trong 98 quý kể từ khi bắt đầu công bố kết quả kinh doanh, bao gồm △Hyundai Mobis △SK Telecom △Korea Zinc △Shinsegae △KT&G △CJ ENM △S1 △Yuhan △Handsome △Kukdo Chemical.
Theo sau là 3 công ty đã ghi nhận lợi nhuận đều đặn mỗi quý kể từ khi nộp báo cáo hàng quý bao gồm Samsung Fire & Marine Insurance (97 quý), GS EPS (91 quý) và Naver (90 quý).
3 công ty gồm LG Appliance & Health Care (tháng 4/2001), trung tâm thương mại Hyundai (tháng 11/2002) và Hyundai Glovis (tháng 2/2001) cũng liên tục ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng tích cực kể từ sau khi thành lập/được tách ra.
Trái lại, có tổng cộng 23 công ty ghi nhận lỗ liên tiếp.
Viva Republica, công ty vận hành dịch vụ tài chính di động Toss, đã ghi nhận lỗ 14 quý liên tiếp sau khi công bố thu nhập đầu tiên vào quý I/2021. Tiếp theo là △LG Energy Solution và HL Mando (12 quý) △SK On và Yeocheon NCC (11 quý) △LG Display (10 quý) và △Hyosung Chemical (8 quý).
Bên cạnh đó, cũng có những công ty từ thặng dư chuyển sang thâm hụt.
Hanwha, vốn đã thặng dư 85 quý liên tiếp kể từ quý 1/2003, đã chuyển sang thâm hụt trong quý 2 năm nay. DL Construction và Kumho Construction cũng chuyển sang thâm hụt trong quý II năm nay, chấm dứt chuỗi 48 và 35 quý liên tiếp thặng dư.
Ngược lại, cũng có những công ty đã có lãi trở lại sau thời gian dài thâm hụt.
Taekwang Industrial đã chìm trong thâm hụt trong 8 quý liên tiếp bắt đầu từ quý II/2022, nhưng đã chuyển sang trạng thái thặng dư trong quý II năm nay. Điều này là nhờ sự thành công của hiệu quả quản lý, chẳng hạn như công việc cải tiến quy trình và thanh lý doanh nghiệp vải sợi lợi nhuận thấp trong tình hình thị trường hóa dầu không ổn định.
Netmarble, vốn đã thua lỗ 8 quý liên tiếp, cũng chuyển sang có lãi trong quý II/2024 nhờ thành công của các trò chơi mới; HD Hyundai Mipo cũng chấm dứt lỗ 6 quý liên tiếp và chuyển sang có lãi.