Tại Hàn Quốc, các cửa hàng tiện lợi, đóng vai trò như 'kênh mua sắm trước ngay trước nhà', đang đe dọa vị trí của các trung tâm thương mại. Khi khoảng cách về thị phần bán hàng giữa các cửa hàng tiện lợi và trung tâm thương mại được thu hẹp xuống dưới 1 điểm phần trăm, đây dường như là một cuộc đua vô cùng gay gắt.
Theo số liệu do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 17, trong nửa đầu năm nay (tháng 1~6/2024), tổng doanh thu của 3 thương hiệu cửa hàng tiện lợi lớn của Hàn Quốc là GS25, CU và 7-Eleven chiếm 16% toàn ngành bán lẻ Hàn Quốc.
Mặt khác, tổng doanh thu của ba thương hiệu trung tâm thương mại lớn là Lotte, Hyundai và Shinsegae chiếm 16,8% cả ngành bán lẻ. Con số này cho thấy khoảng cách giữa hai kênh chỉ chênh nhau là 0,8 điểm phần trăm.
Ngoài 3 cửa hàng tiện lợi lớn và 3 trung tâm thương mại lớn ở Hàn Quốc, báo cáo hàng tháng do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc công bố còn cung cấp số liệu thống kê về 3 siêu thị lớn gồm emart, Lotte Mart và Homeplus. Theo báo cáo, tổng doanh thu của 3 siêu thị lớn chiếm 11,3% toàn ngành bán lẻ.
Có thể dễ dàng so sánh doanh thu của các cửa hàng tiện lợi cao hơn gần 5% so với các siêu thị lớn.
Thống kê trước đây của MOTIE cho thấy, 3 doanh số bán hàng ngoại tuyến hàng đầu trong ngành bán lẻ lần lượt là các trung tâm thương mại, siêu thị lớn và cửa hàng tiện lợi.
Năm 2021, tỷ trọng doanh số của các siêu thị lớn lần đầu tiên giảm sút, trong khi đó doanh số bán hàng của cửa hàng tiện lợi tăng lên. Tính đến thời điểm hiện tại, các cửa hàng tiện lợi vẫn đang đứng vững ở vị trí thứ hai.
Khi nền kinh tế Hàn Quốc bị ảnh hưởng bởi "3 cao" đề cập đến vật giá cao, lãi suất cao và tỷ giá hối đoái cao, bối cảnh thị trường bán lẻ cũng đã cho thấy sự thay đổi để thích nghi.
Người tiêu dùng không còn lựa chọn mua sắm và dự trữ số lượng lớn hàng hóa tại các siêu thị lớn ở xa trung tâm hay Trung tâm bách hóa tổng hợp và Siêu thị tinh gọn (SSM) mà có xu hướng mua thực phẩm cần thiết ngay tại các cửa hàng tiện lợi.
Và khi người tiêu dùng bắt đầu thắt lưng buộc bụng, doanh số bán hàng của các trung tâm thương mại cũng không tránh khỏi việc bị giảm sút.
Trong bối cảnh đó, các cửa hàng tiện lợi đã trở nên phổ biến do khả năng tiếp cận cao giúp cho doanh số bán thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn liền và các sản phẩm khác tăng lên đáng kể.
Hiện nay, các cửa hàng tiện lợi cũng đang bán thực phẩm được đóng gói với định lượng nhỏ hơn để đáp ứng nhu cầu của những hộ gia đình độc thân nhằm mở rộng đối tượng khách hàng.
Theo chuyên gia trong ngành cửa hàng tiện lợi, cách đây 10 năm các siêu thị lớn vẫn mạnh nhất ngành. Tuy nhiên, sau đại dịch, các cửa hàng tiện lợi đã tích cực mở rộng phạm vi kinh doanh và thành công thay đổi thị trường.
Do đó, người ta hiện đang chú ý xem liệu khoảng cách về tỷ lệ bán hàng giữa các trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi có thu hẹp hơn nữa trong nửa cuối năm nay hay không.
Mặt khác, tổng doanh thu của ba thương hiệu trung tâm thương mại lớn là Lotte, Hyundai và Shinsegae chiếm 16,8% cả ngành bán lẻ. Con số này cho thấy khoảng cách giữa hai kênh chỉ chênh nhau là 0,8 điểm phần trăm.
Ngoài 3 cửa hàng tiện lợi lớn và 3 trung tâm thương mại lớn ở Hàn Quốc, báo cáo hàng tháng do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc công bố còn cung cấp số liệu thống kê về 3 siêu thị lớn gồm emart, Lotte Mart và Homeplus. Theo báo cáo, tổng doanh thu của 3 siêu thị lớn chiếm 11,3% toàn ngành bán lẻ.
Có thể dễ dàng so sánh doanh thu của các cửa hàng tiện lợi cao hơn gần 5% so với các siêu thị lớn.
Thống kê trước đây của MOTIE cho thấy, 3 doanh số bán hàng ngoại tuyến hàng đầu trong ngành bán lẻ lần lượt là các trung tâm thương mại, siêu thị lớn và cửa hàng tiện lợi.
Năm 2021, tỷ trọng doanh số của các siêu thị lớn lần đầu tiên giảm sút, trong khi đó doanh số bán hàng của cửa hàng tiện lợi tăng lên. Tính đến thời điểm hiện tại, các cửa hàng tiện lợi vẫn đang đứng vững ở vị trí thứ hai.
Khi nền kinh tế Hàn Quốc bị ảnh hưởng bởi "3 cao" đề cập đến vật giá cao, lãi suất cao và tỷ giá hối đoái cao, bối cảnh thị trường bán lẻ cũng đã cho thấy sự thay đổi để thích nghi.
Người tiêu dùng không còn lựa chọn mua sắm và dự trữ số lượng lớn hàng hóa tại các siêu thị lớn ở xa trung tâm hay Trung tâm bách hóa tổng hợp và Siêu thị tinh gọn (SSM) mà có xu hướng mua thực phẩm cần thiết ngay tại các cửa hàng tiện lợi.
Và khi người tiêu dùng bắt đầu thắt lưng buộc bụng, doanh số bán hàng của các trung tâm thương mại cũng không tránh khỏi việc bị giảm sút.
Trong bối cảnh đó, các cửa hàng tiện lợi đã trở nên phổ biến do khả năng tiếp cận cao giúp cho doanh số bán thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn liền và các sản phẩm khác tăng lên đáng kể.
Hiện nay, các cửa hàng tiện lợi cũng đang bán thực phẩm được đóng gói với định lượng nhỏ hơn để đáp ứng nhu cầu của những hộ gia đình độc thân nhằm mở rộng đối tượng khách hàng.
Theo chuyên gia trong ngành cửa hàng tiện lợi, cách đây 10 năm các siêu thị lớn vẫn mạnh nhất ngành. Tuy nhiên, sau đại dịch, các cửa hàng tiện lợi đã tích cực mở rộng phạm vi kinh doanh và thành công thay đổi thị trường.
Do đó, người ta hiện đang chú ý xem liệu khoảng cách về tỷ lệ bán hàng giữa các trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi có thu hẹp hơn nữa trong nửa cuối năm nay hay không.