Kinh tế Chính trị

Cán cân thương mại sở hữu trí tuệ của Hàn Quốc ghi nhận thặng dư 140 triệu USD trong 6 tháng đầu năm

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)15:36 26-09-2024
Cán cân thương mại quyền sở hữu trí tuệ nửa đầu năm nay của Hàn Quốc đã ghi nhận thặng dư so với cùng kỳ năm ngoái nhờ xuất khẩu mạnh mẽ văn hóa nghệ thuật và bản quyền phần mềm.
 
Hội chợ Thị trường video và phát thanh quốc tế 2023 BCWW được tổ chức tại COEX ở Gangnam-gu Seoul vào ngày 1682023 ẢnhYonhap News
Hội chợ 'Thị trường video và phát thanh quốc tế 2023 (BCWW)' được tổ chức tại COEX ở Gangnam-gu, Seoul vào ngày 16/8/2023 [Ảnh=Yonhap News]
Theo số liệu thống kê 'Cán cân thương mại sở hữu trí tuệ' do Ngân hàng Hàn Quốc công bố vào ngày 25, cán cân thương mại sở hữu trí tuệ (tạm thời) trong 6 tháng đầu năm nay (tháng 1~6/2024) của Hàn Quốc thặng dư 140 triệu USD.

Nhờ thặng dư bản quyền ngày càng mở rộng, cán cân thương mại sở hữu trí tuệ đã quay trở lại thặng dư sau khi báo lỗ 190 triệu USD trong nửa đầu năm ngoái.

Bản quyền văn hóa và nghệ thuật (650 triệu USD) và bản quyền nghiên cứu và phát triển phần mềm (690 triệu USD) đều ghi nhận thặng dư.

Phần lớn thặng dư về bản quyền văn hóa và nghệ thuật là bản quyền âm nhạc và video (610 triệu USD). Bản quyền văn hóa nghệ thuật đã ghi nhận thặng dư trong 9 nửa năm liên tiếp kể từ nửa đầu năm 2020 nhờ sự mạnh mẽ trong xuất khẩu nội dung Hallyu (Làn sóng Hàn Quốc).

Thặng dư trong nghiên cứu và phát triển và bản quyền phần mềm đã tăng lên kể từ khi ghi nhận khoản thặng dư 510 triệu USD trong cùng kỳ năm ngoái.

Thâm hụt chương trình máy tính đã thu hẹp từ mức 1,04 tỷ USD trong nửa đầu năm ngoái xuống mức thâm hụt 990 triệu USD.

Thặng dư của cơ sở dữ liệu tăng từ 1,52 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái lên 1,67 tỷ USD trong nửa đầu năm nay do xuất khẩu tăng.

Mặt khác, quyền sở hữu công nghiệp lại thâm hụt 1,13 tỷ USD. Thâm hụt tập trung vào quyền bằng sáng chế và quyền độc quyền giải pháp hữu ích (-600 triệu USD) cũng như quyền nhãn hiệu và nhượng quyền thương mại (-580 triệu USD).

Bằng sáng chế và quyền độc quyền giải pháp hữu ích vẫn không thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái (-590 triệu USD) nhờ xuất khẩu của các công ty trong nước sang các tập đoàn địa phương ở nước ngoài tăng do nền kinh tế CNTT cải thiện, trong khi nhập khẩu từ các công ty CNTT nước ngoài cũng tăng.

Về mặt quyền nhãn hiệu và nhượng quyền thương mại, xuất khẩu sang các công ty con ở nước ngoài của các công ty ô tô ghi nhận giảm ở nhiều khu vực ngoại trừ Mỹ, làm tăng thâm hụt so với cùng kỳ năm ngoái (-530 triệu USD).

Theo loại hình tổ chức, các tập đoàn lớn ghi nhận thặng dư 3,34 tỷ USD; các công ty vừa và nhỏ ghi nhận mức thâm hụt 3,23 tỷ USD.

Xét theo ngành, ngành sản xuất có thặng dư 1,66 tỷ USD và ngành dịch vụ thâm hụt 1,62 tỷ USD.

Trong ngành sản xuất, thặng dư được ghi nhận chủ yếu ở sản phẩm điện và điện tử (1,23 tỷ USD), ô tô và rơ-moóc (900 triệu USD). Trong khi ở ngành dịch vụ, công nghiệp thông tin và truyền thông (-720 triệu USD), bán buôn và bán lẻ (-470 triệu USD) đồng loạt ghi nhận thâm hụt.

Xét theo quốc gia đối tác thương mại, Vương quốc Anh (-1,74 tỷ USD) và Mỹ (-850 triệu USD) cho thấy thâm hụt, trong khi Trung Quốc (1,25 tỷ USD) và Việt Nam (910 triệu USD) ghi nhận thặng dư.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기