Khi lượng đơn mua hàng trực tiếp từ nước ngoài của người tiêu dùng Hàn Quốc tăng lên, số lượng hàng lưu kho tích lũy cũng tăng theo, nhiều hơn gấp 3 lần chỉ sau 4 năm. Số lượng hàng hóa được lưu trữ và sau đó bị tiêu hủy cũng vượt quá 500.000 mỗi năm.
Theo dữ liệu nhận được từ Cơ quan Hải quan Hàn Quốc vào ngày 15, số lượng hàng lưu kho năm 2023 so với năm 2019 (196.000) đã tăng 224,5%, lên 637.000 vật phẩm.
Hàng lưu kho là hàng hóa chưa được chủ hàng đến nhận hoặc không thể liên hệ với chủ hàng. Đây có thể là những vật phẩm được mang vào Hàn Quốc thông qua nhập khẩu chính thức, qua đường bưu điện hoặc hàng xách tay của khách du lịch, nhưng đã bị giữ lại ở cửa khẩu.
Số lượng hàng lưu kho vào năm 2019 là 196.000 vật phẩm, năm 2020 là 184.000 vật phẩm nhưng sau đó tăng nhanh, lên thành 231.000 vật phẩm vào năm 2021 và 698.000 vật phẩm vào năm 2022.
Điều này được giải thích rằng khi việc sử dụng hình thức mua hàng trực tiếp từ nước ngoài tăng lên thì số lượng hàng hóa lưu kho cũng sẽ tăng lên. Đặc biệt, với sự xuất hiện của các nền tảng thương mại trực tuyến của Trung Quốc như AliExpress và Temu với nhiều mặt hàng giá rẻ, số lượng đơn hàng đã có sự gia tăng đột biến.
Trong số hàng hóa lưu kho, hàng chuyển phát nhanh như hàng mua trực tiếp từ nước ngoài lên tới 599.000 vật phẩm, tăng 1.213,1% so với 4 năm trước (46.000).
Tỷ trọng hàng chuyển phát nhanh trong tổng lượng hàng hóa cũng tăng từ 23,3% năm 2019 lên 94,2% vào 2023.
Đặc biệt, hàng chuyển phát nhanh từ Trung Quốc đã tăng 7.515,7% từ 7.000 vật phẩm năm 2019 lên 541.000 vật phẩm vào năm ngoái và tỷ trọng trong tổng lượng hàng hóa tăng từ 3,6% lên 85,1%.
Tính đến tháng 8/2024, đã có 331.000 bưu kiện. Trong đó, 299.000 bưu kiện (90,2%) là hàng chuyển phát nhanh và 261.000 bưu kiện (78,6%) là hàng chuyển phát từ Trung Quốc.
Khi số lượng hàng hóa lưu kho tăng lên thì số lượng hàng hóa bị tiêu hủy cũng ngày càng tăng.
Cơ quan hải quan sẽ thực hiện các thủ tục như đấu giá công khai, thông báo xuất ngược lại hàng, chuyển vào kho bạc, bán hàng ký gửi và cuối cùng là xử lý số hàng hóa còn lại bằng cách tiêu hủy.
Năm 2023, số lượng vật phẩm bị tiêu hủy là 554.000, tăng 197,4% so với 4 năm trước.
Các mặt hàng bị tiêu hủy có sự giảm nhẹ từ 186.000 vật phẩm vào năm 2019 xuống còn 128.000 vật phẩm vào năm 2020, tuy nhiên sau đó đã không ngừng gia tăng lên 233.000 vào năm 2021 và 551.000 vào năm 2022.
Trường hợp hàng hóa không xác định được người gửi hàng thì phải xử lý bằng ngân sách nhà nước. Chi phí để chính phủ xử lý hàng hóa lưu kho, bao gồm cả hàng hóa bị tạm giữ và hàng nhập lậu, là 300 đến 400 triệu won mỗi năm.
Nghị sĩ Oh Ki-hyung của Đảng Dân chủ Hàn Quốc, thành viên Ủy ban Kế hoạch và Tài chính của Quốc hội cho biết, "Số lượng hàng hóa lưu kho đang tăng lên hàng năm do đơn mua hàng trực tiếp từ nước ngoài từ các sàn thương mại điện tử của Trung Quốc, như Temu và AliExpress, tăng lên. Vì hàng hóa bị lưu kho làm gián đoạn dòn chảy hậu cần và liên quan đến các chi phí phát sinh cho việc lưu trữ, tiêu hủy và trả lại, nên chính phủ cần phải đưa ra kế hoạch giảm số hàng hóa lưu kho và tăng tỷ lệ đấu giá công khai thành công".
Hàng lưu kho là hàng hóa chưa được chủ hàng đến nhận hoặc không thể liên hệ với chủ hàng. Đây có thể là những vật phẩm được mang vào Hàn Quốc thông qua nhập khẩu chính thức, qua đường bưu điện hoặc hàng xách tay của khách du lịch, nhưng đã bị giữ lại ở cửa khẩu.
Số lượng hàng lưu kho vào năm 2019 là 196.000 vật phẩm, năm 2020 là 184.000 vật phẩm nhưng sau đó tăng nhanh, lên thành 231.000 vật phẩm vào năm 2021 và 698.000 vật phẩm vào năm 2022.
Điều này được giải thích rằng khi việc sử dụng hình thức mua hàng trực tiếp từ nước ngoài tăng lên thì số lượng hàng hóa lưu kho cũng sẽ tăng lên. Đặc biệt, với sự xuất hiện của các nền tảng thương mại trực tuyến của Trung Quốc như AliExpress và Temu với nhiều mặt hàng giá rẻ, số lượng đơn hàng đã có sự gia tăng đột biến.
Trong số hàng hóa lưu kho, hàng chuyển phát nhanh như hàng mua trực tiếp từ nước ngoài lên tới 599.000 vật phẩm, tăng 1.213,1% so với 4 năm trước (46.000).
Tỷ trọng hàng chuyển phát nhanh trong tổng lượng hàng hóa cũng tăng từ 23,3% năm 2019 lên 94,2% vào 2023.
Đặc biệt, hàng chuyển phát nhanh từ Trung Quốc đã tăng 7.515,7% từ 7.000 vật phẩm năm 2019 lên 541.000 vật phẩm vào năm ngoái và tỷ trọng trong tổng lượng hàng hóa tăng từ 3,6% lên 85,1%.
Tính đến tháng 8/2024, đã có 331.000 bưu kiện. Trong đó, 299.000 bưu kiện (90,2%) là hàng chuyển phát nhanh và 261.000 bưu kiện (78,6%) là hàng chuyển phát từ Trung Quốc.
Khi số lượng hàng hóa lưu kho tăng lên thì số lượng hàng hóa bị tiêu hủy cũng ngày càng tăng.
Cơ quan hải quan sẽ thực hiện các thủ tục như đấu giá công khai, thông báo xuất ngược lại hàng, chuyển vào kho bạc, bán hàng ký gửi và cuối cùng là xử lý số hàng hóa còn lại bằng cách tiêu hủy.
Năm 2023, số lượng vật phẩm bị tiêu hủy là 554.000, tăng 197,4% so với 4 năm trước.
Các mặt hàng bị tiêu hủy có sự giảm nhẹ từ 186.000 vật phẩm vào năm 2019 xuống còn 128.000 vật phẩm vào năm 2020, tuy nhiên sau đó đã không ngừng gia tăng lên 233.000 vào năm 2021 và 551.000 vào năm 2022.
Trường hợp hàng hóa không xác định được người gửi hàng thì phải xử lý bằng ngân sách nhà nước. Chi phí để chính phủ xử lý hàng hóa lưu kho, bao gồm cả hàng hóa bị tạm giữ và hàng nhập lậu, là 300 đến 400 triệu won mỗi năm.
Nghị sĩ Oh Ki-hyung của Đảng Dân chủ Hàn Quốc, thành viên Ủy ban Kế hoạch và Tài chính của Quốc hội cho biết, "Số lượng hàng hóa lưu kho đang tăng lên hàng năm do đơn mua hàng trực tiếp từ nước ngoài từ các sàn thương mại điện tử của Trung Quốc, như Temu và AliExpress, tăng lên. Vì hàng hóa bị lưu kho làm gián đoạn dòn chảy hậu cần và liên quan đến các chi phí phát sinh cho việc lưu trữ, tiêu hủy và trả lại, nên chính phủ cần phải đưa ra kế hoạch giảm số hàng hóa lưu kho và tăng tỷ lệ đấu giá công khai thành công".