Sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đột ngột ban bố tình trạng thiết quân luật vào tối muộn ngày 3/12, các buổi thắp nến biểu tình quy mô lớn kêu gọi tổng thống từ chức đã và đang được tổ chức trên khắp Hàn Quốc.
Các buổi mít-tinh thắp nến được tổ chức tại các thành phố lớn trên cả nước, bao gồm Seoul, Daegu, Busan, Gwangju và Gangneung, và có rất nhiều người đã tham gia. Đặc biệt, với số lượng người tham gia là nữ giới trẻ tuổi ngày càng tăng, văn hóa biểu tình mới đang dần nổi lên với việc dùng gậy cổ vũ (lightstick) của một số nhóm nhạc thay vì nến hay cầm theo các lá cờ được in nhiều dòng chữ độc đáo.
Các buổi mít-tinh thắp nến được tổ chức tại các thành phố lớn trên cả nước, bao gồm Seoul, Daegu, Busan, Gwangju và Gangneung, và có rất nhiều người đã tham gia. Đặc biệt, với số lượng người tham gia là nữ giới trẻ tuổi ngày càng tăng, văn hóa biểu tình mới đang dần nổi lên với việc dùng gậy cổ vũ (lightstick) của một số nhóm nhạc thay vì nến hay cầm theo các lá cờ được in nhiều dòng chữ độc đáo.
※ Que phát sáng chứ không phải nến...Cuộc biểu tình với những ánh đèn không thể tắt
Theo Bách khoa tri thức Naver (Naver Encyclopedia of Knowledge), các cuộc mít-tinh thắp nến (tiếng Hàn: 촛불집회; tiếng Anh: candlelight vigil) tại Hàn Quốc vốn dùng để đề cập đến một cuộc biểu tình trong đó một số lượng lớn người tụ tập ngoài trời, chẳng hạn như ở quảng trường, thường là vào buổi chiều tối, nhằm mục đích phản đối hoặc kỷ niệm một vấn đề, cầm nến và thực hiện một cuộc biểu tình ôn hòa bất bạo động.
Buổi mít-tinh thắp nến là một phong trào dân sự trong đó nhiều cá nhân tự nguyện tham gia và khẳng định quan điểm của mình một cách bất bạo động về các vấn đề khác nhau liên quan đến xã hội nói chung cũng như các vấn đề chính trị. Ngoài ra, vì cuộc mít-tinh diễn ra từ chiều tối nên người dân có thể dễ dàng tham gia sau giờ làm việc khiến cho các buổi mít-tinh này tập trung được rất nhiều.
Phương pháp này bắt đầu được sử dụng vào năm 1992 với mục đích phản đối việc HiTEL tính phí liên lạc trên PC. Sau đó vào năm 2002, tiếp tục được sử dụng nhằm tưởng nhớ và đòi lại công bằng cho hai nữ sinh trung học bị một chiếc xe bọc thép của quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc cán tử vong. Đến năm 2004, mít-tinh thắp nến được sử dụng trong các cuộc biểu tình chống luận tội cựu Tổng thống Roh Moo-hyun. Năm 2008, sử dụng để phản đối kết quả đàm phán của chính quyền cựu Tổng thống Lee Myung-bak nhằm tiếp tục nhập khẩu thịt bò Mỹ. Và mít-tinh thắp nến đã trở nên nổi tiếng cả với truyền thông thế giới khi được sử dụng trong các cuộc biểu tình yêu cầu cựu Tổng thống Park Geun-hye từ chức năm 2016~2017.
Theo Bách khoa tri thức Naver (Naver Encyclopedia of Knowledge), các cuộc mít-tinh thắp nến (tiếng Hàn: 촛불집회; tiếng Anh: candlelight vigil) tại Hàn Quốc vốn dùng để đề cập đến một cuộc biểu tình trong đó một số lượng lớn người tụ tập ngoài trời, chẳng hạn như ở quảng trường, thường là vào buổi chiều tối, nhằm mục đích phản đối hoặc kỷ niệm một vấn đề, cầm nến và thực hiện một cuộc biểu tình ôn hòa bất bạo động.
Buổi mít-tinh thắp nến là một phong trào dân sự trong đó nhiều cá nhân tự nguyện tham gia và khẳng định quan điểm của mình một cách bất bạo động về các vấn đề khác nhau liên quan đến xã hội nói chung cũng như các vấn đề chính trị. Ngoài ra, vì cuộc mít-tinh diễn ra từ chiều tối nên người dân có thể dễ dàng tham gia sau giờ làm việc khiến cho các buổi mít-tinh này tập trung được rất nhiều.
Phương pháp này bắt đầu được sử dụng vào năm 1992 với mục đích phản đối việc HiTEL tính phí liên lạc trên PC. Sau đó vào năm 2002, tiếp tục được sử dụng nhằm tưởng nhớ và đòi lại công bằng cho hai nữ sinh trung học bị một chiếc xe bọc thép của quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc cán tử vong. Đến năm 2004, mít-tinh thắp nến được sử dụng trong các cuộc biểu tình chống luận tội cựu Tổng thống Roh Moo-hyun. Năm 2008, sử dụng để phản đối kết quả đàm phán của chính quyền cựu Tổng thống Lee Myung-bak nhằm tiếp tục nhập khẩu thịt bò Mỹ. Và mít-tinh thắp nến đã trở nên nổi tiếng cả với truyền thông thế giới khi được sử dụng trong các cuộc biểu tình yêu cầu cựu Tổng thống Park Geun-hye từ chức năm 2016~2017.
Tuy nhiên giờ đây, mặc dù vẫn được gọi dưới cái tên 'mít-tinh thắp nến' tuy nhiên không chỉ sử dụng nến đơn thuần, nhiều người tham gia còn mang theo cả các cây gậy cổ vũ (lightstick) hoặc que phát sáng.
Vào ngày 7 và 8, tại cuộc biểu tình ở trước Tòa nhà Quốc hội tại Yeouido, Seoul không khó để thấy rất nhiều que phát sáng và đặc biệt là gậy cổ vũ của các nhóm nhạc thần tượng với nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau đã được mọi người sử dụng.
Việc sử dụng que phát sáng thay vì nến cũng được thấy trong các cuộc biểu tình đòi cựu Tổng thống Park Geun-hye từ chức vào năm 2016.
Trong các cuộc biểu tình ban đầu, nến thật đã được sử dụng tuy nhiên vì người dân cảm thấy vô cùng phẫn nộ trước lời nói của nghị sĩ Kim Jin-tae vào thời điểm đó cho rằng "Một ngọn nến chỉ là một ngọn nến, và cuối cùng nó sẽ tắt khi gió thổi" nên sau đó đã chuyển sang dùng nến LED và cũng có một số người sử dụng que phát sáng để tham gia vào các cuộc biểu tình.
Một người tham gia khoảng 50 tuổi trong cuộc biểu tình vào chiều ngày 14/12 cho biết: "Vì trong cuộc biểu tình thứ 7 tuần trước, tôi thấy mọi người cầm que phát sáng nên hôm nay tôi đã mua que phát sáng này ngay ở phía bên ngoài kia với giá 2.000 won".
Vào ngày 7 và 8, tại cuộc biểu tình ở trước Tòa nhà Quốc hội tại Yeouido, Seoul không khó để thấy rất nhiều que phát sáng và đặc biệt là gậy cổ vũ của các nhóm nhạc thần tượng với nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau đã được mọi người sử dụng.
Trong các cuộc biểu tình ban đầu, nến thật đã được sử dụng tuy nhiên vì người dân cảm thấy vô cùng phẫn nộ trước lời nói của nghị sĩ Kim Jin-tae vào thời điểm đó cho rằng "Một ngọn nến chỉ là một ngọn nến, và cuối cùng nó sẽ tắt khi gió thổi" nên sau đó đã chuyển sang dùng nến LED và cũng có một số người sử dụng que phát sáng để tham gia vào các cuộc biểu tình.
Một người tham gia khoảng 50 tuổi trong cuộc biểu tình vào chiều ngày 14/12 cho biết: "Vì trong cuộc biểu tình thứ 7 tuần trước, tôi thấy mọi người cầm que phát sáng nên hôm nay tôi đã mua que phát sáng này ngay ở phía bên ngoài kia với giá 2.000 won".
Một người tham gia khác khoảng 60 tuổi chia sẻ: "Con gái tôi có việc bận nên không thể đi cùng hôm nay, vì vậy con gái bảo tôi hãy cầm gậy cổ vũ của nhóm nhạc nó yêu thích tới đây và cổ vũ hộ phần của nó. (Trong các cuộc biểu tình gần đây), tôi thấy có rất nhiều người cầm gậy cổ vũ. Bởi vì có nhiều loại gậy cổ vũ khác nhau nên màu sắc cũng vô cùng đa dạng".
Cũng có một số ý kiến trên mạng xã hội bày tỏ rằng: "Thông thường những chiếc gậy cổ vũ có giá thành không rẻ, khoảng 30.000 đến 50.000 won mỗi chiếc (khoảng 500.0000~900.000 VNĐ) nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng mang theo tài sản quý giá, xét theo cả mặt vật chất và tinh thần, đến các cuộc biểu tình. Đây cũng là hành động cho thấy tấm lòng chân thành của họ".
※ "Liên minh tự trị gấu trúc Địa Trung Hải", "Liên minh những người chỉ nằm ở nhà trên toàn quốc"…Những cụm từ dí dỏm trên các lá cờ trở thành chủ đề nóng
Trong cuộc mít-tinh thắp nến vào cuối tuần trước tại Yeouido, những lá cờ in nhiều dòng chữ hóm hỉnh đã trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội.
Thông thường, tại các cuộc biểu tình ở Hàn Quốc, cờ thường được sử dụng để cho biết các cơ quan, đoàn thể tham gia. Tuy nhiên, những công dân không thuộc tổ chức nào hoặc không muốn tiết lộ cơ quan, tổ chức của bản thân đã bắt đầu in những lá cờ với nhiều cụm từ chung chung hoặc đầy tính hài hước. từ những cụm từ nhại lại nhiều meme (các hình ảnh/cụm từ hài hước) khác nhau, hay những cụm từ chứa các từ ngẫu nhiên, đến những cụm từ nhái theo tên của các tổ chức thực sự tồn tại.
Cũng có một số ý kiến trên mạng xã hội bày tỏ rằng: "Thông thường những chiếc gậy cổ vũ có giá thành không rẻ, khoảng 30.000 đến 50.000 won mỗi chiếc (khoảng 500.0000~900.000 VNĐ) nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng mang theo tài sản quý giá, xét theo cả mặt vật chất và tinh thần, đến các cuộc biểu tình. Đây cũng là hành động cho thấy tấm lòng chân thành của họ".
※ "Liên minh tự trị gấu trúc Địa Trung Hải", "Liên minh những người chỉ nằm ở nhà trên toàn quốc"…Những cụm từ dí dỏm trên các lá cờ trở thành chủ đề nóng
Trong cuộc mít-tinh thắp nến vào cuối tuần trước tại Yeouido, những lá cờ in nhiều dòng chữ hóm hỉnh đã trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội.
Thông thường, tại các cuộc biểu tình ở Hàn Quốc, cờ thường được sử dụng để cho biết các cơ quan, đoàn thể tham gia. Tuy nhiên, những công dân không thuộc tổ chức nào hoặc không muốn tiết lộ cơ quan, tổ chức của bản thân đã bắt đầu in những lá cờ với nhiều cụm từ chung chung hoặc đầy tính hài hước. từ những cụm từ nhại lại nhiều meme (các hình ảnh/cụm từ hài hước) khác nhau, hay những cụm từ chứa các từ ngẫu nhiên, đến những cụm từ nhái theo tên của các tổ chức thực sự tồn tại.
Một số hình ảnh được lan truyền trên mạng xã hội sau cuộc biểu tình vào chiều tối ngày 7/12 trước tòa nhà Quốc hội (Seoul) có thể kể đến như "Gia đình những người hướng nội (tiếng Hàn: 나안아 패밀리)", "Hội những người không muốn phải làm gì hết (tiếng Hàn: 제발 아무것도 안 하고 싶은 사람들의 모임)".
Trong cuộc mít tinh ngày 14 cũng có rất nhiều lá cờ có nội dung thú vị chẳng hạn như "Hiệp hội cào lưng cho hổ (tiếng Hàn: 호랑이등긁어주기협회)" hay "Liên minh tự trị gấu trúc Địa Trung Hải (tiếng Hàn: 지중해판다 패권주의 자총연합)".
Vì những lá cờ này thu hút sự chú ý của mọi người bằng những cụm từ độc đáo nên chúng cũng được sử dụng như một công cụ tốt để thông báo vị trí của một người trong các cuộc biểu tình quy mô lớn bằng cách chia sẻ nội dung dòng chữ trên lá cờ với người quen để người ta có thể dễ dàng tìm được vị trí của người cầm cờ.
※ Đồ uống trả trước, tiền taxi miễn phí...Người dân đóng góp bằng nhiều cách khác nhau ngay cả khi họ không thể tham gia biểu tình
Một số người không thể tham gia biểu tình vì công việc hoặc lịch trình khác, do đó thay vì đến trực tiếp, những người này bày tỏ sẵn sàng tham gia bằng cách trả tiền trước cho các đồ uống hoặc đồ ăn nhẹ tại các quán cà phê hoặc nhà hàng gần khu vực biểu tình.
Liên tục có những bài đăng trên Internet với nội dung: “Tôi hy vọng có thể góp một ít sức lực của mình theo cách này" và cho biết đã thanh toán trước cho một số phần nước hoặc đồ ăn.
Bằng cách này, những người không thể tới trực tiếp tham gia vừa có thể tiếp sức cho những người tham gia vừa góp phần giúp đỡ doanh thu cho các chủ quán cafe, quán ăn nhỏ gần địa điểm biểu tình.
Một số người không thể tham gia biểu tình vì công việc hoặc lịch trình khác, do đó thay vì đến trực tiếp, những người này bày tỏ sẵn sàng tham gia bằng cách trả tiền trước cho các đồ uống hoặc đồ ăn nhẹ tại các quán cà phê hoặc nhà hàng gần khu vực biểu tình.
Liên tục có những bài đăng trên Internet với nội dung: “Tôi hy vọng có thể góp một ít sức lực của mình theo cách này" và cho biết đã thanh toán trước cho một số phần nước hoặc đồ ăn.
Bằng cách này, những người không thể tới trực tiếp tham gia vừa có thể tiếp sức cho những người tham gia vừa góp phần giúp đỡ doanh thu cho các chủ quán cafe, quán ăn nhỏ gần địa điểm biểu tình.
Một số ngôi sao K-pop cũng cho thấy sự ủng hộ của mình đối với cuộc biểu tình luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol. Có thể kể đến như ca sĩ kiêm diễn viên IU đã cung cấp túi sưởi ấm tay, đồ ăn nhẹ và các vật dụng cần thiết khác tại 5 địa điểm ở Yeouido. Hay thành viên Yuri của nhóm nhạc Girls' Generation đã mua gimbap (cơm cuộn rong biển) cho những người biểu tình tại một cửa hàng gần Ga Dangsan.