Trong bối cảnh chính trị bất ổn chưa có hồi kết, những cảnh báo trong và ngoài nước về mức tăng trưởng thấp chưa từng có của nền kinh tế Hàn Quốc cũng ngày một lớn hơn.
Theo Trung tâm Tài chính Quốc tế vào ngày 7, dự báo tăng trưởng GDP thực tế của Hàn Quốc trong năm 2025 do 8 ngân hàng đầu tư toàn cầu (IB) đưa ra đã giảm 0,1 điểm phần trăm (%p) từ mức trung bình 1,8% vào cuối tháng 11/2024 xuống 1,7% vào cuối tháng 12.
Đây là mức không bằng so với dự báo (1,9%) do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đưa ra vào ngày 28 tháng 11 năm ngoái, cũng như dự báo của Chính phủ vào ngày 2/1 vừa qua (1,8%).
Dự báo trung bình của các IB đã giảm từ 2,1% vào cuối tháng 9 năm ngoái xuống 2,0% vào cuối tháng 10, ngay sau khi xác nhận xuất khẩu sụt giảm trong quý III, và sau đó tiếp tục giảm trong ba tháng liên tiếp cho đến cuối tháng 12.
Trong tháng qua, JP Morgan đã điều chỉnh dự báo của mình từ 1,7% xuống 1,3% và HSBC đã điều chỉnh dự báo từ 1,9% xuống 1,7%.
JP Morgan, đưa ra dự báo thấp nhất trong số các IB, đã thu hút sự chú ý trong báo cáo mới nhất này bằng cách chỉ ra rằng cuộc suy thoái tại Hàn Quốc ngày càng sâu sắc sau tình trạng thiết quân luật là một biến số mang tính quyết định.
Park Seok-gil, người viết báo cáo của JP Morgan cho biết trong một cuộc điện thoại với Yonhap News, "Chỉ số tâm lý kinh tế trong tháng 12 năm ngoái nhìn chung đã sụt giảm đáng kể. Vẫn còn quá sớm để mong đợi một sự thay đổi đi lên có ý nghĩa vào tháng 1 năm nay".
"Sau khi kiểm tra dữ liệu cho đến tháng 11 năm ngoái, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng trong quý IV/2024. Có vẻ khó giải quyết được sự bất ổn về nhu cầu trong nước trong thời gian ngắn, vì vậy chúng tôi cũng đã tiếp tục phải hạ dự báo tăng trưởng trong quý đầu tiên của năm nay xuống. Theo đó, tăng trưởng hàng năm cũng sẽ bị kéo xuống", ông Park giải thích thêm.
Trên thực tế, kể từ sau vụ thiết quân luật, tiêu dùng cá nhân tại Hàn Quốc đã giảm sút, lượng sử dụng thẻ tín dụng trên toàn quốc cũng giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Có những lo ngại rằng nếu Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump tăng đáng kể thuế quan như đã hứa trong cuộc bầu cử tổng thống sau khi nhậm chức vào ngày 20, thì xuất khẩu của Hàn Quốc cũng sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng.
Ông Park cho biết: "Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm nay cũng sẽ giảm đáng kể so với năm ngoái. Dự kiến sẽ ở mức khoảng 2%".
Các ngân hàng đầu tư nước ngoài dự đoán tốc độ tăng trưởng bình quân của Hàn Quốc trong năm tới (2026) là 1,8%.
Việc nền kinh tế Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng thấp dưới 2% trong hai năm liên tiếp là điều chưa từng có kể từ năm 1953, khi số liệu thống kê liên quan lần đầu tiên được tổng hợp.
Đối với dự báo cho năm tới, Goldman Sachs và JP Morgan đều có chung dự báo ở mức 2,1%, HSBC là 1,9%, Nomura 1,8%, Citi 1,6%, Barclays 1,5% và UBS 1,3%.
JP Morgan và HSBC đã cùng nâng dự báo về tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng năm nay từ lần lượt 1,7% và 1,9% trong dự báo cuối tháng 11 năm ngoái lên 2,0% vào cuối tháng 12.
Với các biến số như giá cả, tăng trưởng và tỷ giá hối đoái xung đột nhau, sự chú ý chắc chắn sẽ tập trung vào hướng thảo luận tại Ủy ban Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Hàn Quốc, nơi sẽ tổ chức cuộc họp quyết định định hướng chính sách tiền tệ đầu tiên trong năm 2025 vào ngày 16/1 tới đây.
BNP Paribas cho biết trong một báo cáo gần đây, "Sự bất ổn chính trị và tai nạn máy bay có thể khiến tâm lý người tiêu dùng trở nên tồi tệ hơn. Khả năng Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản vào tháng 1 đã tăng lên".
Ngân hàng Hàn Quốc cũng đang để ngỏ mọi khả năng.
Trong bài phát biểu mừng năm mới vào ngày 2, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Rhee Chang-yong cho biết, "Khi sự bất ổn về chính trị và kinh tế gia tăng chưa từng có, chính sách tiền tệ cần được vận hành linh hoạt và nhanh chóng để ứng phó với những thay đổi của hoàn cảnh".
Tuy nhiên, Thống đốc Rhee đã gặp các phóng viên và nói: "Hiện chưa có quyết định nào được đưa ra về hướng đi sắp tới. Cho tới ngày họp Ủy ban Chính sách tiền tệ, chúng tôi sẽ xem xét dữ liệu để đưa ra quyết định".
Đây là mức không bằng so với dự báo (1,9%) do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đưa ra vào ngày 28 tháng 11 năm ngoái, cũng như dự báo của Chính phủ vào ngày 2/1 vừa qua (1,8%).
Dự báo trung bình của các IB đã giảm từ 2,1% vào cuối tháng 9 năm ngoái xuống 2,0% vào cuối tháng 10, ngay sau khi xác nhận xuất khẩu sụt giảm trong quý III, và sau đó tiếp tục giảm trong ba tháng liên tiếp cho đến cuối tháng 12.
Trong tháng qua, JP Morgan đã điều chỉnh dự báo của mình từ 1,7% xuống 1,3% và HSBC đã điều chỉnh dự báo từ 1,9% xuống 1,7%.
JP Morgan, đưa ra dự báo thấp nhất trong số các IB, đã thu hút sự chú ý trong báo cáo mới nhất này bằng cách chỉ ra rằng cuộc suy thoái tại Hàn Quốc ngày càng sâu sắc sau tình trạng thiết quân luật là một biến số mang tính quyết định.
Park Seok-gil, người viết báo cáo của JP Morgan cho biết trong một cuộc điện thoại với Yonhap News, "Chỉ số tâm lý kinh tế trong tháng 12 năm ngoái nhìn chung đã sụt giảm đáng kể. Vẫn còn quá sớm để mong đợi một sự thay đổi đi lên có ý nghĩa vào tháng 1 năm nay".
"Sau khi kiểm tra dữ liệu cho đến tháng 11 năm ngoái, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng trong quý IV/2024. Có vẻ khó giải quyết được sự bất ổn về nhu cầu trong nước trong thời gian ngắn, vì vậy chúng tôi cũng đã tiếp tục phải hạ dự báo tăng trưởng trong quý đầu tiên của năm nay xuống. Theo đó, tăng trưởng hàng năm cũng sẽ bị kéo xuống", ông Park giải thích thêm.
Trên thực tế, kể từ sau vụ thiết quân luật, tiêu dùng cá nhân tại Hàn Quốc đã giảm sút, lượng sử dụng thẻ tín dụng trên toàn quốc cũng giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Có những lo ngại rằng nếu Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump tăng đáng kể thuế quan như đã hứa trong cuộc bầu cử tổng thống sau khi nhậm chức vào ngày 20, thì xuất khẩu của Hàn Quốc cũng sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng.
Ông Park cho biết: "Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm nay cũng sẽ giảm đáng kể so với năm ngoái. Dự kiến sẽ ở mức khoảng 2%".
Các ngân hàng đầu tư nước ngoài dự đoán tốc độ tăng trưởng bình quân của Hàn Quốc trong năm tới (2026) là 1,8%.
Việc nền kinh tế Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng thấp dưới 2% trong hai năm liên tiếp là điều chưa từng có kể từ năm 1953, khi số liệu thống kê liên quan lần đầu tiên được tổng hợp.
Đối với dự báo cho năm tới, Goldman Sachs và JP Morgan đều có chung dự báo ở mức 2,1%, HSBC là 1,9%, Nomura 1,8%, Citi 1,6%, Barclays 1,5% và UBS 1,3%.
JP Morgan và HSBC đã cùng nâng dự báo về tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng năm nay từ lần lượt 1,7% và 1,9% trong dự báo cuối tháng 11 năm ngoái lên 2,0% vào cuối tháng 12.
Với các biến số như giá cả, tăng trưởng và tỷ giá hối đoái xung đột nhau, sự chú ý chắc chắn sẽ tập trung vào hướng thảo luận tại Ủy ban Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Hàn Quốc, nơi sẽ tổ chức cuộc họp quyết định định hướng chính sách tiền tệ đầu tiên trong năm 2025 vào ngày 16/1 tới đây.
BNP Paribas cho biết trong một báo cáo gần đây, "Sự bất ổn chính trị và tai nạn máy bay có thể khiến tâm lý người tiêu dùng trở nên tồi tệ hơn. Khả năng Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản vào tháng 1 đã tăng lên".
Ngân hàng Hàn Quốc cũng đang để ngỏ mọi khả năng.
Trong bài phát biểu mừng năm mới vào ngày 2, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Rhee Chang-yong cho biết, "Khi sự bất ổn về chính trị và kinh tế gia tăng chưa từng có, chính sách tiền tệ cần được vận hành linh hoạt và nhanh chóng để ứng phó với những thay đổi của hoàn cảnh".
Tuy nhiên, Thống đốc Rhee đã gặp các phóng viên và nói: "Hiện chưa có quyết định nào được đưa ra về hướng đi sắp tới. Cho tới ngày họp Ủy ban Chính sách tiền tệ, chúng tôi sẽ xem xét dữ liệu để đưa ra quyết định".