Năm 2024 nền kinh tế Hàn Quốc chỉ tăng trưởng 2% do nhu cầu trong nước (bao gồm tiêu dùng và đầu tư xây dựng) chậm lại cùng với tình hình chính trị bất ổn sau thiết quân luật. Con số này cao hơn mức tăng trưởng của năm trước (1,4%) nhưng thấp hơn 0,2 điểm phần trăm (p) so với mức 2,2% mà Ngân hàng Hàn Quốc dự báo ban đầu vào tháng 11 năm ngoái.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) công bố vào ngày 23 rằng tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế cho quý IV/2024 là 0,1%.
Tốc độ tăng trưởng theo quý duy trì xu hướng tăng trưởng dương trong 5 quý liên tiếp từ quý I/2023 đến quý I/2024 tuy nhiên đã quay đầu giảm, còn -0,2% trong quý II/2024.
Vào thời điểm đó, BoK và chính phủ Hàn Quốc giải thích rằng nguyên nhân là do tác động cơ bản của "tăng trưởng bất ngờ" (1,3%) trong quý đầu tiên. Đến quý III/2024, tốc độ tăng trưởng đã có sự phục hồi nhẹ, GDP ghi nhận ở mức 0,1% và duy trì cho tới quý IV. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng trong quý IV thấp hơn 0,4%p so với dự báo của BoK (0,5%) vào tháng 11/2024.
BoK giải thích rằng nguyên nhân chính là sự sụt giảm trong tiêu dùng và xây dựng do ảnh hưởng của thiết quân luật.
Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc liệu sai số 0,4%p giữa thực tế và con số dự đoán chủ yếu là do tác động của bất ổn chính trị hay do triển vọng của Ngân hàng Hàn Quốc đã quá lạc quan ngay từ đầu.
Vì không có sự phục hồi đáng kể trong quý IV nên tăng trưởng GDP hàng năm năm 2024 chỉ dừng ở mức 2,0%.
Nhìn vào tốc độ tăng trưởng theo từng lĩnh vực trong quý IV/2024, tiêu dùng tư nhân tăng 0,2%, tập trung vào hàng hóa nửa lâu bền (semi durable) như quần áo, giày dép và các dịch vụ như chăm sóc y tế và giáo dục.
Tiêu dùng của chính phủ cũng tăng 0,5%, chủ yếu là do các chế độ phúc lợi an sinh xã hội như chế độ bảo hiểm y tế; đầu tư cơ sở vật chất cũng tăng 1,6% do hiệu suất hoạt động thuận lợi của máy móc như thiết bị sản xuất chất bán dẫn.
Tuy nhiên, đầu tư xây dựng giảm 3,2% do sự trì trệ đồng thời trong lĩnh vực xây dựng và kỹ thuật dân dụng.
Xuất khẩu tăng 0,3%, tập trung vào các mặt hàng công nghệ thông tin như chất bán dẫn, trong khi nhập khẩu giảm 0,1%, tập trung vào ô tô và dầu thô.
Mục đóng góp nhiều nhất vào tốc độ tăng trưởng trong quý IV là đầu tư cơ sở vật chất (0,2%p), tiêu dùng tư nhân (0,1%p), tiêu dùng của chính phủ (0,1%p) và xuất khẩu ròng (xuất khẩu - nhập khẩu, 0,1% p).
Ngược lại, đầu tư xây dựng làm giảm tốc độ tăng trưởng 0,5%p.
Xét theo ngành, sản xuất (0,1%) và dịch vụ (0,3%) tăng trưởng, nhưng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (-3,9%), điện, khí đốt và cung cấp nước (-2,9%) và xây dựng (-3,5%) đều giảm mạnh.
Mặt khác, tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân thực tế (GDI) trong quý IV/2024 là 0,6%, vượt tốc độ tăng trưởng GDP thực tế (0,1%).
Tốc độ tăng trưởng theo quý duy trì xu hướng tăng trưởng dương trong 5 quý liên tiếp từ quý I/2023 đến quý I/2024 tuy nhiên đã quay đầu giảm, còn -0,2% trong quý II/2024.
Vào thời điểm đó, BoK và chính phủ Hàn Quốc giải thích rằng nguyên nhân là do tác động cơ bản của "tăng trưởng bất ngờ" (1,3%) trong quý đầu tiên. Đến quý III/2024, tốc độ tăng trưởng đã có sự phục hồi nhẹ, GDP ghi nhận ở mức 0,1% và duy trì cho tới quý IV. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng trong quý IV thấp hơn 0,4%p so với dự báo của BoK (0,5%) vào tháng 11/2024.
BoK giải thích rằng nguyên nhân chính là sự sụt giảm trong tiêu dùng và xây dựng do ảnh hưởng của thiết quân luật.
Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc liệu sai số 0,4%p giữa thực tế và con số dự đoán chủ yếu là do tác động của bất ổn chính trị hay do triển vọng của Ngân hàng Hàn Quốc đã quá lạc quan ngay từ đầu.
Vì không có sự phục hồi đáng kể trong quý IV nên tăng trưởng GDP hàng năm năm 2024 chỉ dừng ở mức 2,0%.
Nhìn vào tốc độ tăng trưởng theo từng lĩnh vực trong quý IV/2024, tiêu dùng tư nhân tăng 0,2%, tập trung vào hàng hóa nửa lâu bền (semi durable) như quần áo, giày dép và các dịch vụ như chăm sóc y tế và giáo dục.
Tiêu dùng của chính phủ cũng tăng 0,5%, chủ yếu là do các chế độ phúc lợi an sinh xã hội như chế độ bảo hiểm y tế; đầu tư cơ sở vật chất cũng tăng 1,6% do hiệu suất hoạt động thuận lợi của máy móc như thiết bị sản xuất chất bán dẫn.
Tuy nhiên, đầu tư xây dựng giảm 3,2% do sự trì trệ đồng thời trong lĩnh vực xây dựng và kỹ thuật dân dụng.
Xuất khẩu tăng 0,3%, tập trung vào các mặt hàng công nghệ thông tin như chất bán dẫn, trong khi nhập khẩu giảm 0,1%, tập trung vào ô tô và dầu thô.
Mục đóng góp nhiều nhất vào tốc độ tăng trưởng trong quý IV là đầu tư cơ sở vật chất (0,2%p), tiêu dùng tư nhân (0,1%p), tiêu dùng của chính phủ (0,1%p) và xuất khẩu ròng (xuất khẩu - nhập khẩu, 0,1% p).
Ngược lại, đầu tư xây dựng làm giảm tốc độ tăng trưởng 0,5%p.
Xét theo ngành, sản xuất (0,1%) và dịch vụ (0,3%) tăng trưởng, nhưng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (-3,9%), điện, khí đốt và cung cấp nước (-2,9%) và xây dựng (-3,5%) đều giảm mạnh.
Mặt khác, tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân thực tế (GDI) trong quý IV/2024 là 0,6%, vượt tốc độ tăng trưởng GDP thực tế (0,1%).