Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy trong các xung đột xã hội, xung đột mà người dân Hàn Quốc coi là nghiêm trọng nhất là xung đột chính trị.
Xung đột xã hội đề cập đến trạng thái xung đột và căng thẳng giữa các nhóm chắc chắn phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn lực xã hội khan hiếm, cũng như sự rạn nứt giữa các lợi ích, niềm tin và giá trị.
Xung đột xã hội đề cập đến trạng thái xung đột và căng thẳng giữa các nhóm chắc chắn phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn lực xã hội khan hiếm, cũng như sự rạn nứt giữa các lợi ích, niềm tin và giá trị.
Ngày 5, Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc (KIHASA) đã công bố kết quả khảo sát với 3.950 người trong độ tuổi 19~75 trong khoảng thời gian từ tháng 6~8/2023 về những thay đổi trong nhận thức của người Hàn Quốc về xung đột xã hội và cho thấy 9 trong số 10 người Hàn Quốc coi xung đột trong lĩnh vực chính trị là xung đột sâu sắc nhất trong các vấn đề xã hội.
Cụ thể, 92,3% số người được hỏi trả lời rằng xung đột giữa phe cấp tiến và phe bảo thủ là nghiêm trọng.
Ngoài ra, có nhiều ý kiến phản hồi cho rằng xung đột giữa lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên (82,2%), xung đột giữa người lao động và cấp quản lý (79,1%), xung đột giữa người giàu và người nghèo (78,0%), xung đột giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ (71,8%), xung đột vùng miền (71,5%) cũng là những xung đột nghiêm trọng.
Điều đáng nói là sự mâu thuẫn của các ý tưởng chính trị cũng có tác động tiêu cực đến các mối quan hệ giữa các cá nhân. 71,41% số người được hỏi miễn cưỡng tham gia vào các hoạt động của các nhóm xã hội có khuynh hướng chính trị khác nhau, 58,2% số người được hỏi không muốn hẹn hò hoặc kết hôn với những người có khác biệt về quan điểm chính trị và 33,02% không muốn cùng ăn uống liên hoan với những người có lập trường chính trị khác với bản thân.
Nguyên nhân chính gây ra xung đột xã hội được nêu ra là "sự không chắc chắn về cuộc sống tương lai ngày càng gia tăng" (25,65%) và "sự khó khăn trong việc di chuyển giữa các tầng lớp xã hội" (23,22%). Ngoài ra, "thiếu trách nhiệm đạo đức trong số các nhà lãnh đạo xã hội" (17,09%), "lan truyền tin giả do sự phát triển của phương tiện truyền thông (SNS)" (10,79%), "lan truyền cảm xúc thù hận và phân biệt đối xử" (10,14%), "thiếu tin tưởng lẫn nhau" (8,54%) và "chủ nghĩa tập thể ích kỷ phổ biến" (4,58%) được nêu là những lý do gây ra xung đột xã hội.
Về triển vọng xung đột xã hội tại Hàn Quốc trong tương lai, 65,09% cho rằng sẽ tương tự như mức độ hiện tại, trong khi 28,25% cho rằng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Chỉ có 6,66% số người được hỏi cho biết mọi thứ có thể sẽ được cải thiện.
Ngoài ra, đa số người tham gia khảo sát cho rằng "chính quyền trung ương và địa phương" (56,01%) và "quốc hội và các đảng phái chính trị" (22,04%) nên đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột xã hội.
Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng, "Để giảm thiểu xung đột xã hội, cần thiết lập nền tảng pháp lý và thể chế cho phép các bên xung đột, các bên liên quan và công dân tham gia vào quá trình điều chỉnh và quản lý xung đột xã hội. Bên cạnh đó, để nâng cao mức độ tin tưởng vào chính phủ thông qua kiểm soát nội bộ và lan tỏa văn hóa chính trực, đồng thời giải quyết các xung đột, đối đầu, căng thẳng và thù địch giữa các thành viên trong xã hội có khuynh hướng chính trị khác nhau, chính phủ cần tạo ra và kích hoạt nhiều kênh truyền thông, nơi những người có suy nghĩ và lập trường khác nhau có thể gặp mặt và trò chuyện".
Cụ thể, 92,3% số người được hỏi trả lời rằng xung đột giữa phe cấp tiến và phe bảo thủ là nghiêm trọng.
Ngoài ra, có nhiều ý kiến phản hồi cho rằng xung đột giữa lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên (82,2%), xung đột giữa người lao động và cấp quản lý (79,1%), xung đột giữa người giàu và người nghèo (78,0%), xung đột giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ (71,8%), xung đột vùng miền (71,5%) cũng là những xung đột nghiêm trọng.
Điều đáng nói là sự mâu thuẫn của các ý tưởng chính trị cũng có tác động tiêu cực đến các mối quan hệ giữa các cá nhân. 71,41% số người được hỏi miễn cưỡng tham gia vào các hoạt động của các nhóm xã hội có khuynh hướng chính trị khác nhau, 58,2% số người được hỏi không muốn hẹn hò hoặc kết hôn với những người có khác biệt về quan điểm chính trị và 33,02% không muốn cùng ăn uống liên hoan với những người có lập trường chính trị khác với bản thân.
Nguyên nhân chính gây ra xung đột xã hội được nêu ra là "sự không chắc chắn về cuộc sống tương lai ngày càng gia tăng" (25,65%) và "sự khó khăn trong việc di chuyển giữa các tầng lớp xã hội" (23,22%). Ngoài ra, "thiếu trách nhiệm đạo đức trong số các nhà lãnh đạo xã hội" (17,09%), "lan truyền tin giả do sự phát triển của phương tiện truyền thông (SNS)" (10,79%), "lan truyền cảm xúc thù hận và phân biệt đối xử" (10,14%), "thiếu tin tưởng lẫn nhau" (8,54%) và "chủ nghĩa tập thể ích kỷ phổ biến" (4,58%) được nêu là những lý do gây ra xung đột xã hội.
Về triển vọng xung đột xã hội tại Hàn Quốc trong tương lai, 65,09% cho rằng sẽ tương tự như mức độ hiện tại, trong khi 28,25% cho rằng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Chỉ có 6,66% số người được hỏi cho biết mọi thứ có thể sẽ được cải thiện.
Ngoài ra, đa số người tham gia khảo sát cho rằng "chính quyền trung ương và địa phương" (56,01%) và "quốc hội và các đảng phái chính trị" (22,04%) nên đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột xã hội.
Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng, "Để giảm thiểu xung đột xã hội, cần thiết lập nền tảng pháp lý và thể chế cho phép các bên xung đột, các bên liên quan và công dân tham gia vào quá trình điều chỉnh và quản lý xung đột xã hội. Bên cạnh đó, để nâng cao mức độ tin tưởng vào chính phủ thông qua kiểm soát nội bộ và lan tỏa văn hóa chính trực, đồng thời giải quyết các xung đột, đối đầu, căng thẳng và thù địch giữa các thành viên trong xã hội có khuynh hướng chính trị khác nhau, chính phủ cần tạo ra và kích hoạt nhiều kênh truyền thông, nơi những người có suy nghĩ và lập trường khác nhau có thể gặp mặt và trò chuyện".