Theo thống kê gần đây, số tiền khách du lịch nước ngoài chi tiêu khi đến thăm Hàn Quốc trong năm 2024 đã tăng hơn 30% so với năm trước đó. Tuy nhiên, bất chấp sự gia tăng về số lượng du khách nước ngoài đến Hàn Quốc và chi tiêu, mua sắm thì thâm hụt du lịch của Hàn Quốc dự kiến sẽ vẫn còn gia tăng hơn nữa vì số lượng khách Hàn Quốc du lịch ra nước ngoài cao gấp 1,5 lần so với số lượng khách du lịch nước ngoài đến Hàn Quốc.
Theo Tổng cục Du lịch Hàn Quốc (KTO) ngày 5, tổng chi tiêu của khách du lịch nước ngoài đến thăm Hàn Quốc trong năm 2024 đạt 9.255,2 tỷ won. Đây là mức tăng 33,8% (2.337,4 tỷ KRW) so với một năm trước (6.917,8 nghìn tỷ KRW) và là mức chi tiêu hàng năm lớn nhất từ trước đến nay.
Chi tiêu cho du lịch nước ngoài, đạt mức 5.490,4 tỷ won vào năm 2019 khi lượng khách du lịch lớn nhất đến thăm Hàn Quốc, đã giảm mạnh xuống còn 1.327,7 tỷ won vào năm sau khi đại dịch COVID-19 thực sự bùng phát, và vào năm 2021 (1.074,2 tỷ KRW), thậm chí còn tụt xuống mức 1.000 tỷ won. Sau đó, con số này phục hồi lên mức 2.000 tỷ won vào năm 2022, vượt quá mốc 6.000 tỷ won vào năm 2023 và đạt gần 10.000 tỷ won vào năm ngoái.
Theo khu vực, số tiền chi tiêu ở Seoul là 5.387,8 tỷ won, chiếm 65,9% tổng mức tiêu dùng. Thành phố Incheon, nơi có Sân bay quốc tế Incheon, đứng thứ hai với 778,7 tỷ won, chiếm 9,5%. Tiếp theo sau là Thành phố Busan (682,5 tỷ won), chiêm 8,4%; Tỉnh Gyeonggi (626 tỷ won), chiếm 7,7% và Đảo Jeju (309,3 tỷ won) chiếm 3,8%.
Có thể dễ dàng nhận thấy chi tiêu ở top 5 khu vực hàng đầu, bao gồm thủ đô Seoul, dã chiếm hai phần ba (95,3%) tổng số tiền tiêu dùng của người nước ngoài khi đến Hàn Quốc, cho thấy mức độ tập trung chi tiêu nổi bật.
Xét theo ngành công nghiệp, phần lớn tiền được chi cho mua sắm, ở mức 37,8%. Trong số đó, số tiền chi tiêu tại các trung tâm mua sắm lớn là 2.478,8 nghìn tỷ won, chiếm 70,8% chi tiêu mua sắm và một số tiền đáng kể cũng được chi tại các cửa hàng miễn thuế (737,4 tỷ won) và mua sắm hàng hóa giải trí (179,4 tỷ won).
Ngoài mua sắm, 3 khoản chi tiêu hàng đầu là chi phí khách sạn và nhà nghỉ ở mức 33,9%, thực phẩm và đồ uống ở mức 19,2%, dịch vụ giải trí ở mức 6,1% và y tế ở mức 1,8%.
Tuy nhiên, trong khi chi tiêu của khách du lịch nước ngoài đạt mức cao nhất mọi thời đại thì mức tiêu dùng du lịch trong nước của khách nội địa (khách Hàn Quốc) lại ghi nhận giảm.
Năm ngoái, số tiền người Hàn Quốc chi tiêu cho du lịch trong nước là 40.941 tỷ won, giảm 4,3% (1.826,3 tỷ KRW) so với năm trước đó (41.920,4 tỷ KRW). Đây là số tiền thấp hơn không chỉ so với năm 2022 (40.507,6 tỷ KRW) mà còn so với năm 2019 (40,71 nghìn tỷ KRW) trước khi xảy ra đại dịch.
Mặt khác, tổng số lượng khách du lịch đến thăm Hàn Quốc năm ngoái là 16,37 triệu. Đây là mức tăng 48,4% so với năm trước và phục hồi bằng 94% so với năm 2019 trước khi xảy ra COVID-19. Xét theo quốc gia, Trung Quốc có số lượng du khách lớn nhất với 4,6 triệu người, tiếp theo là Nhật Bản (3,22 triệu), Đài Loan (1,47 triệu) và Mỹ (1,32 triệu).
Chi tiêu cho du lịch nước ngoài, đạt mức 5.490,4 tỷ won vào năm 2019 khi lượng khách du lịch lớn nhất đến thăm Hàn Quốc, đã giảm mạnh xuống còn 1.327,7 tỷ won vào năm sau khi đại dịch COVID-19 thực sự bùng phát, và vào năm 2021 (1.074,2 tỷ KRW), thậm chí còn tụt xuống mức 1.000 tỷ won. Sau đó, con số này phục hồi lên mức 2.000 tỷ won vào năm 2022, vượt quá mốc 6.000 tỷ won vào năm 2023 và đạt gần 10.000 tỷ won vào năm ngoái.
Theo khu vực, số tiền chi tiêu ở Seoul là 5.387,8 tỷ won, chiếm 65,9% tổng mức tiêu dùng. Thành phố Incheon, nơi có Sân bay quốc tế Incheon, đứng thứ hai với 778,7 tỷ won, chiếm 9,5%. Tiếp theo sau là Thành phố Busan (682,5 tỷ won), chiêm 8,4%; Tỉnh Gyeonggi (626 tỷ won), chiếm 7,7% và Đảo Jeju (309,3 tỷ won) chiếm 3,8%.
Có thể dễ dàng nhận thấy chi tiêu ở top 5 khu vực hàng đầu, bao gồm thủ đô Seoul, dã chiếm hai phần ba (95,3%) tổng số tiền tiêu dùng của người nước ngoài khi đến Hàn Quốc, cho thấy mức độ tập trung chi tiêu nổi bật.
Xét theo ngành công nghiệp, phần lớn tiền được chi cho mua sắm, ở mức 37,8%. Trong số đó, số tiền chi tiêu tại các trung tâm mua sắm lớn là 2.478,8 nghìn tỷ won, chiếm 70,8% chi tiêu mua sắm và một số tiền đáng kể cũng được chi tại các cửa hàng miễn thuế (737,4 tỷ won) và mua sắm hàng hóa giải trí (179,4 tỷ won).
Ngoài mua sắm, 3 khoản chi tiêu hàng đầu là chi phí khách sạn và nhà nghỉ ở mức 33,9%, thực phẩm và đồ uống ở mức 19,2%, dịch vụ giải trí ở mức 6,1% và y tế ở mức 1,8%.
Tuy nhiên, trong khi chi tiêu của khách du lịch nước ngoài đạt mức cao nhất mọi thời đại thì mức tiêu dùng du lịch trong nước của khách nội địa (khách Hàn Quốc) lại ghi nhận giảm.
Năm ngoái, số tiền người Hàn Quốc chi tiêu cho du lịch trong nước là 40.941 tỷ won, giảm 4,3% (1.826,3 tỷ KRW) so với năm trước đó (41.920,4 tỷ KRW). Đây là số tiền thấp hơn không chỉ so với năm 2022 (40.507,6 tỷ KRW) mà còn so với năm 2019 (40,71 nghìn tỷ KRW) trước khi xảy ra đại dịch.
Mặt khác, tổng số lượng khách du lịch đến thăm Hàn Quốc năm ngoái là 16,37 triệu. Đây là mức tăng 48,4% so với năm trước và phục hồi bằng 94% so với năm 2019 trước khi xảy ra COVID-19. Xét theo quốc gia, Trung Quốc có số lượng du khách lớn nhất với 4,6 triệu người, tiếp theo là Nhật Bản (3,22 triệu), Đài Loan (1,47 triệu) và Mỹ (1,32 triệu).