Với sự phát triển của ngành công nghệ cũng như dịch vụ, người Hàn Quốc ngày càng quen thuộc với việc đăng ký thuê bao (subscription: mô hình kinh doanh trong đó người dùng trả một khoản phí định kỳ để có quyền truy cập, sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm nào đó). Trong đó dịch vụ mà thế hệ trẻ 20~30 tuổi muốn đăng ký nhất là 'AI tạo sinh' còn dịch vụ đăng ký mà thế hệ 40~60 tuổi ưa thích là 'các đồ dùng hỗ trợ sức khỏe và đồ gia dụng'.

Một khách hàng đang kiểm tra thông tin chi tiết về ‘Câu lạc bộ đăng ký AI’ tại một cửa hàng Samsung. [Ảnh=Samsung Electronics]
Ngày 19, Phòng Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc (KCCI) công bố kết quả của một cuộc khảo sát gần đây về 'Tình trạng sử dụng dịch vụ đăng ký của người tiêu dùng' được tiến hành cùng công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Macromill Embrain với là 1.000 người trưởng thành. Kết quả khảo sát cho thấy 94,8% số người được hỏi có kinh nghiệm sử dụng dịch vụ đăng ký.
Dịch vụ đăng ký được trải nghiệm phổ biến nhất (được chọn nhiều phản hồi) là phát trực tuyến video (60,8%). Tiếp theo là thẻ thành viên mua sắm (52,4%), sản phẩm trọn gói internet và truyền hình (45,8%), nhạc và sách (35,5%), máy lọc nước (33,8%) và giao hàng tận nơi (32,5%).
Số lượng đăng ký phổ biến nhất là 3~4 gói/người (39,8%), tiếp theo là 1~2 gói/người (33,9%), 5~6 gói/người (17,2%) và 7 gói trở lên (9,1%).
Phí thuê bao hàng tháng phổ biến nhất là dưới 30.000 won, tương đương khoảng 532.000 VNĐ (30,5%). Tuy nhiên cũng có 14,9% trả lời rằng phí thuê bao là trên 150.000 won (khoảng 2,66 triệu VNĐ). Bên cạnh đó, 22,9% số người được hỏi cho biết họ chi từ 30.000~50.000 won, 22,3% cho biết họ chi từ 50.000~100.000 won và 9,4% cho biết họ chi từ 100.000~150.000 won (9,4%).
Có sự khác biệt trong các dịch vụ mà mỗi thế hệ muốn đăng ký (được chọn nhiều phản hồi).
Dịch vụ đăng ký hàng đầu mà những người ở độ tuổi 20 muốn sử dụng là AI tạo sinh (23,0%), tiếp theo là thiết bị gia dụng và sức khỏe (18,0%). Trong khi đó, đối với những người ở độ tuổi 30, dịch vụ hàng đầu là dịch vụ dọn dẹp nhà cửa (20,5%), tiếp theo là AI tạo sinh (19,5%).
Mặt khác, 25% trong số những người ở độ tuổi 40 đến 60 lại chọn dịch vụ chăm sóc sức khỏe và gia dụng là dịch vụ số một mà họ muốn đăng ký.
Kết quả khảo sát cho biết, "Đây là kết quả phản ánh lối sống của thế hệ 20~30 tuổi, những người rất quan tâm đến việc học tập và phát triển bản thân, trong khi đó thế hệ 40~60 tuổi lại rất coi trọng sức khỏe. Không những thế, nếu như trước đây, nhu cầu về các sản phẩm tập trung vào nội dung (văn hóa, giải trí) thường là cao nhất thì hiện nay nhu cầu về các sản phẩm gắn liền với cuộc sống hàng ngày đang tăng lên".
Khi được hỏi về những lợi thế của dịch vụ đăng ký (được chọn nhiều phản hồi), thì những người khảo sát lựa chọn lần lượt là có quyền truy cập vào các sản phẩm và dịch vụ mới nhất (69,9%), được trải nghiệm dịch vụ được cá nhân hóa (64,9%) và chi phí ban đầu thấp (58,8%).
Ngược lại, một số nhược điểm được nêu ra bao gồm lãng phí do thiếu quản lý đăng ký hàng tháng (77,4%) và khó hủy bỏ (47,2%).
Mặt khác, theo công ty nghiên cứu toàn cầu Gartner, thị trường kinh tế đăng ký toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng từ 804 nghìn tỷ won vào năm 2020 lên 1,2 triệu tỷ won vào năm 2025.
Lee Eun-cheol, người đứng đầu nhóm đổi mới kỹ thuật số tại KCCI, cho biết: "Mô hình kinh tế đăng ký phù hợp với xu hướng tiêu dùng gần đây vì nó cho phép người dùng trải nghiệm các dịch vụ được cá nhân hóa và các sản phẩm mới nhất với chi phí hợp lý. Do đó, nếu muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, các công ty cần nhanh chóng phát triển các mô hình đăng ký được tối ưu hóa cho nhu cầu của người tiêu dùng".
Dịch vụ đăng ký được trải nghiệm phổ biến nhất (được chọn nhiều phản hồi) là phát trực tuyến video (60,8%). Tiếp theo là thẻ thành viên mua sắm (52,4%), sản phẩm trọn gói internet và truyền hình (45,8%), nhạc và sách (35,5%), máy lọc nước (33,8%) và giao hàng tận nơi (32,5%).
Số lượng đăng ký phổ biến nhất là 3~4 gói/người (39,8%), tiếp theo là 1~2 gói/người (33,9%), 5~6 gói/người (17,2%) và 7 gói trở lên (9,1%).
Phí thuê bao hàng tháng phổ biến nhất là dưới 30.000 won, tương đương khoảng 532.000 VNĐ (30,5%). Tuy nhiên cũng có 14,9% trả lời rằng phí thuê bao là trên 150.000 won (khoảng 2,66 triệu VNĐ). Bên cạnh đó, 22,9% số người được hỏi cho biết họ chi từ 30.000~50.000 won, 22,3% cho biết họ chi từ 50.000~100.000 won và 9,4% cho biết họ chi từ 100.000~150.000 won (9,4%).
Có sự khác biệt trong các dịch vụ mà mỗi thế hệ muốn đăng ký (được chọn nhiều phản hồi).
Dịch vụ đăng ký hàng đầu mà những người ở độ tuổi 20 muốn sử dụng là AI tạo sinh (23,0%), tiếp theo là thiết bị gia dụng và sức khỏe (18,0%). Trong khi đó, đối với những người ở độ tuổi 30, dịch vụ hàng đầu là dịch vụ dọn dẹp nhà cửa (20,5%), tiếp theo là AI tạo sinh (19,5%).
Mặt khác, 25% trong số những người ở độ tuổi 40 đến 60 lại chọn dịch vụ chăm sóc sức khỏe và gia dụng là dịch vụ số một mà họ muốn đăng ký.
Kết quả khảo sát cho biết, "Đây là kết quả phản ánh lối sống của thế hệ 20~30 tuổi, những người rất quan tâm đến việc học tập và phát triển bản thân, trong khi đó thế hệ 40~60 tuổi lại rất coi trọng sức khỏe. Không những thế, nếu như trước đây, nhu cầu về các sản phẩm tập trung vào nội dung (văn hóa, giải trí) thường là cao nhất thì hiện nay nhu cầu về các sản phẩm gắn liền với cuộc sống hàng ngày đang tăng lên".
Khi được hỏi về những lợi thế của dịch vụ đăng ký (được chọn nhiều phản hồi), thì những người khảo sát lựa chọn lần lượt là có quyền truy cập vào các sản phẩm và dịch vụ mới nhất (69,9%), được trải nghiệm dịch vụ được cá nhân hóa (64,9%) và chi phí ban đầu thấp (58,8%).
Ngược lại, một số nhược điểm được nêu ra bao gồm lãng phí do thiếu quản lý đăng ký hàng tháng (77,4%) và khó hủy bỏ (47,2%).
Mặt khác, theo công ty nghiên cứu toàn cầu Gartner, thị trường kinh tế đăng ký toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng từ 804 nghìn tỷ won vào năm 2020 lên 1,2 triệu tỷ won vào năm 2025.
Lee Eun-cheol, người đứng đầu nhóm đổi mới kỹ thuật số tại KCCI, cho biết: "Mô hình kinh tế đăng ký phù hợp với xu hướng tiêu dùng gần đây vì nó cho phép người dùng trải nghiệm các dịch vụ được cá nhân hóa và các sản phẩm mới nhất với chi phí hợp lý. Do đó, nếu muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, các công ty cần nhanh chóng phát triển các mô hình đăng ký được tối ưu hóa cho nhu cầu của người tiêu dùng".