Số lượt khám/điều trị ngoại trú (không bao gồm chăm sóc nha khoa) trung bình trong năm 2023 của một người dân Hàn Quốc đã đạt 18 lần, tăng khoảng 3% so với năm 2022 và gấp khoảng 3 lần số lượt khám ngoại trú của công dân các nước thành viên OECD vào năm 2022.

[Ảnh=Getty Images Bank]
Báo cáo của Dịch vụ Đánh giá và Rà soát Bảo hiểm Y tế (HIRA), do Bộ Y tế và Phúc lợi công bố vào ngày 1 cho thấy trong năm 2023, số lần công dân Hàn Quốc đến bệnh viện và được bác sĩ (bao gồm cả bác sĩ Đông y) khám bệnh là 18 lần, tăng 2,9% so với năm trước đó (17,5 lần). Tương ứng với mức trung bình 1,5 lần/tháng.
Trong 5 năm qua, thời điểm duy nhất số lượt khám ngoại trú trung bình của một người Hàn Quốc giảm là vào năm 2020 (giảm 14,5% so với năm trước đó), khi dịch COVID-19 hoành hành.
Số lượt khám ngoại trú trung bình của 1 người Hàn Quốc vào năm 2023 cũng gấp 2,8 lần so với mức trung bình của các quốc gia thành viên OECD (6,4 lần vào năm 2022).
Khi phân chia số lần điều trị ngoại trú theo giới tính, nam giới có số lần khám là 17,4 lần còn nữ giới là 21,9 lần.
Theo độ tuổi, những người từ 20~24 tuổi có số lần khám ngoại trú ở mức thấp nhất với 8,9 lần/năm.
Số lượt khám ngoại trú tăng theo độ tuổi, đạt 40,9 lần ở những người từ 75~79 tuổi.
Khi Hàn Quốc bước vào thời kỳ xã hội siêu già, số lượng người cao tuổi cần điều trị ngoại trú có khả năng sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai.
Theo Hệ thống phân loại bệnh tật theo tiêu chuẩn Hàn Quốc (KCD), số lượt khám ngoại trú cao nhất là các bệnh về hệ thống cơ xương và mô liên kết, chẳng hạn như viêm khớp và loãng xương (khoảng 193.835.000 lần). Trung bình mỗi người dân ở Hàn Quốc phải điều trị ngoại trú căn bệnh này 3,7 lần mỗi năm.
Số lượt khám răng ngoại trú trên một người đã tăng nhẹ lên 1,7 vào năm 2023 so với năm 2022 (1,6 lần). Con số này cũng cao hơn mức trung bình của OECD (1 lần) tính đến năm 2022.
Các khu vực sử dụng dịch vụ khám/điều trị ngoại trú nhiều hơn số lần điều trị ngoại trú trung bình trên một người (19,6 lần), bao gồm cả điều trị nha khoa, là Seoul (22,8 lần), Daegu (22,5 lần), Busan (22,2 lần), Daejeon (22 lần), Jeollabuk-do (21,4 lần) và Jeju/Gwangju (20,1 lần).
Mặc dù số lượng bệnh nhân đến phòng khám tăng lên nhưng mức độ hài lòng lại có phần giảm sút.
Khi đặt câu hỏi với những bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên, tỷ lệ bệnh nhân cảm thấy bác sĩ có đủ thời gian để khám bệnh cho họ đã giảm từ 83,4% vào năm 2023 xuống còn 82,5% vào năm 2024.
Tỷ lệ bệnh nhân thấy lời giải thích của bác sĩ dễ hiểu cũng giảm nhẹ từ 92,2% xuống 91,8% trong cùng kỳ.
Tỷ lệ bệnh nhân có cơ hội nêu lên câu hỏi hoặc mối quan tâm của mình đã giảm từ 91,0% xuống 88,2% và tỷ lệ bệnh nhân được bác sĩ đối xử lịch sự và tôn trọng cũng giảm từ 95,5% xuống 93,4%.
Những trải nghiệm tích cực về khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng giảm, với tỷ lệ bệnh nhân hủy điều trị do vấn đề chi phí tăng từ 1,5% lên 2,7%.
Đặc biệt, tỷ lệ hủy bỏ điều trị tốn kém ở nhóm 20% thu nhập thấp tăng từ 3,1% năm 2023 lên 6,0% năm ngoái.
Nhóm nghiên cứu tại HIRA chỉ ra rằng: "Cần theo dõi chặt chẽ sự chênh lệch ngày càng tăng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế để ngăn chặn tình trạng bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe đang có dấu hiệu tệ dần đi".
Trong 5 năm qua, thời điểm duy nhất số lượt khám ngoại trú trung bình của một người Hàn Quốc giảm là vào năm 2020 (giảm 14,5% so với năm trước đó), khi dịch COVID-19 hoành hành.
Số lượt khám ngoại trú trung bình của 1 người Hàn Quốc vào năm 2023 cũng gấp 2,8 lần so với mức trung bình của các quốc gia thành viên OECD (6,4 lần vào năm 2022).
Khi phân chia số lần điều trị ngoại trú theo giới tính, nam giới có số lần khám là 17,4 lần còn nữ giới là 21,9 lần.
Theo độ tuổi, những người từ 20~24 tuổi có số lần khám ngoại trú ở mức thấp nhất với 8,9 lần/năm.
Số lượt khám ngoại trú tăng theo độ tuổi, đạt 40,9 lần ở những người từ 75~79 tuổi.
Khi Hàn Quốc bước vào thời kỳ xã hội siêu già, số lượng người cao tuổi cần điều trị ngoại trú có khả năng sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai.
Theo Hệ thống phân loại bệnh tật theo tiêu chuẩn Hàn Quốc (KCD), số lượt khám ngoại trú cao nhất là các bệnh về hệ thống cơ xương và mô liên kết, chẳng hạn như viêm khớp và loãng xương (khoảng 193.835.000 lần). Trung bình mỗi người dân ở Hàn Quốc phải điều trị ngoại trú căn bệnh này 3,7 lần mỗi năm.
Số lượt khám răng ngoại trú trên một người đã tăng nhẹ lên 1,7 vào năm 2023 so với năm 2022 (1,6 lần). Con số này cũng cao hơn mức trung bình của OECD (1 lần) tính đến năm 2022.
Các khu vực sử dụng dịch vụ khám/điều trị ngoại trú nhiều hơn số lần điều trị ngoại trú trung bình trên một người (19,6 lần), bao gồm cả điều trị nha khoa, là Seoul (22,8 lần), Daegu (22,5 lần), Busan (22,2 lần), Daejeon (22 lần), Jeollabuk-do (21,4 lần) và Jeju/Gwangju (20,1 lần).
Mặc dù số lượng bệnh nhân đến phòng khám tăng lên nhưng mức độ hài lòng lại có phần giảm sút.
Khi đặt câu hỏi với những bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên, tỷ lệ bệnh nhân cảm thấy bác sĩ có đủ thời gian để khám bệnh cho họ đã giảm từ 83,4% vào năm 2023 xuống còn 82,5% vào năm 2024.
Tỷ lệ bệnh nhân thấy lời giải thích của bác sĩ dễ hiểu cũng giảm nhẹ từ 92,2% xuống 91,8% trong cùng kỳ.
Tỷ lệ bệnh nhân có cơ hội nêu lên câu hỏi hoặc mối quan tâm của mình đã giảm từ 91,0% xuống 88,2% và tỷ lệ bệnh nhân được bác sĩ đối xử lịch sự và tôn trọng cũng giảm từ 95,5% xuống 93,4%.
Những trải nghiệm tích cực về khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng giảm, với tỷ lệ bệnh nhân hủy điều trị do vấn đề chi phí tăng từ 1,5% lên 2,7%.
Đặc biệt, tỷ lệ hủy bỏ điều trị tốn kém ở nhóm 20% thu nhập thấp tăng từ 3,1% năm 2023 lên 6,0% năm ngoái.
Nhóm nghiên cứu tại HIRA chỉ ra rằng: "Cần theo dõi chặt chẽ sự chênh lệch ngày càng tăng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế để ngăn chặn tình trạng bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe đang có dấu hiệu tệ dần đi".