Dữ liệu khảo sát gần đây cho thấy khoảng 30% đường ống thoát nước thải ở Seoul, Hàn Quốc đã có dấu hiệu xuống cấp với tuổi đời hơn 50 năm. Đây cũng được là nguyên nhân chính của một loạt các sự cố sụt lún và "hố tử thần" trên khắp thủ đô.

Lính cứu hỏa đang kiểm tra hiện trường tại một ngã tư gần Trường tiểu học Daemyung ở Gangdong-gu, Seoul, nơi xảy ra vụ tai nạn sụt lún vào ngày 24/3/2025. [Ảnh=Yonhap News]
Theo dữ liệu do Chính quyền đô thị Seoul cung cấp, được đệ trình lên nhà lập pháp Đảng Dân chủ (DP) Jin Sun-mi, hiện có 3.300 km, tương đương khoảng 30,4%, trong tổng số 10.866 km đường ống cống của Seoul đã được sử dụng trong hơn 50 năm tính đến tháng 12/2023.
Nhà lập pháp này cũng tiết lộ dữ liệu do Bộ giao thông đệ trình cho thấy 394 trường hợp (45,5%) sụt lún hoặc "hố tử thần" trong số 867 trường hợp được báo cáo trong năm năm qua là do đường ống cống xuống cấp hoặc hư hỏng.
"Đường ống cống thường có tuổi thọ từ 30 đến 50 năm", nghị sĩ Jin Sun-mi cho biết, đồng thời nhấn mạnh rằng một phần đáng kể mạng lưới của thủ đô Seoul đã vượt quá ngưỡng đó từ lâu, đặc biệt là ở các khu phố cũ và khu vực đông đúc. Nghị sĩ Jin cũng kêu gọi kiểm tra chặt chẽ hơn và nhanh chóng thay thế các đoạn dễ bị vỡ/hỏng, đồng thời cảnh báo rằng hệ thống lỗi thời là yếu tố chính gây ra tình trạng sụt lún đất liên tục.
Thông thường, nếu đường ống nước thải có tuổi đời hơn 30 năm thì sẽ được phân loại là đường ống cũ.
Nhìn vào từng khu vực, Jongno-gu có tỷ lệ đường ống cống trên 30 năm tuổi lớn nhất, ở mức 66,3%. Theo sau là Dobong-gu (66,2%), Yongsan-gu (65,2%), Yeongdeungpo-gu (63,6%) và Seocho-gu (63,2%).
Đường ống cống cũ được coi là thủ phạm chính gây ra hố sụt. Nguyên lý là nước thấm qua các lỗ và vết nứt trên đường ống cống sẽ cuốn trôi đất dưới lòng đất, tạo ra khoảng trống và khiến mặt đất bị sụt xuống.
Mối quan ngại của công chúng cũng ngày càng gia tăng kể từ khi một "hố tử thần" gây chết người xuất hiện ở Quận Gangdong vào ngày 24 tháng 3. Trong đó một hố lớn, rộng khoảng 20 mét và sâu 18 mét, đã xuất hiện gần một công trường xây dựng khiến một người đi xe máy tử vong và một người khác bị thương. Tuy nhiên, sau đó, các quan chức cho biết vụ sập là do lún đất, có khả năng liên quan đến hoạt động khai quật gần đó và điểm yếu của các cơ sở vật chất ngầm.
Các quan chức thành phố cho biết họ đang tiến hành kiểm tra khẩn cấp tại các khu vực có nguy cơ cao và đánh giá lại các kế hoạch thay thế dài hạn. Trong một thông báo riêng vào tuần trước, Chính quyền đô thị Seoul xác nhận rằng 59 trường hợp "hố tử thần" và lún đất đã được báo cáo trên khắp thành phố trong 3 năm qua - nhấn mạnh mức đáng báo động của vấn đề này.
Nhà lập pháp này cũng tiết lộ dữ liệu do Bộ giao thông đệ trình cho thấy 394 trường hợp (45,5%) sụt lún hoặc "hố tử thần" trong số 867 trường hợp được báo cáo trong năm năm qua là do đường ống cống xuống cấp hoặc hư hỏng.
"Đường ống cống thường có tuổi thọ từ 30 đến 50 năm", nghị sĩ Jin Sun-mi cho biết, đồng thời nhấn mạnh rằng một phần đáng kể mạng lưới của thủ đô Seoul đã vượt quá ngưỡng đó từ lâu, đặc biệt là ở các khu phố cũ và khu vực đông đúc. Nghị sĩ Jin cũng kêu gọi kiểm tra chặt chẽ hơn và nhanh chóng thay thế các đoạn dễ bị vỡ/hỏng, đồng thời cảnh báo rằng hệ thống lỗi thời là yếu tố chính gây ra tình trạng sụt lún đất liên tục.
Thông thường, nếu đường ống nước thải có tuổi đời hơn 30 năm thì sẽ được phân loại là đường ống cũ.
Nhìn vào từng khu vực, Jongno-gu có tỷ lệ đường ống cống trên 30 năm tuổi lớn nhất, ở mức 66,3%. Theo sau là Dobong-gu (66,2%), Yongsan-gu (65,2%), Yeongdeungpo-gu (63,6%) và Seocho-gu (63,2%).
Đường ống cống cũ được coi là thủ phạm chính gây ra hố sụt. Nguyên lý là nước thấm qua các lỗ và vết nứt trên đường ống cống sẽ cuốn trôi đất dưới lòng đất, tạo ra khoảng trống và khiến mặt đất bị sụt xuống.
Mối quan ngại của công chúng cũng ngày càng gia tăng kể từ khi một "hố tử thần" gây chết người xuất hiện ở Quận Gangdong vào ngày 24 tháng 3. Trong đó một hố lớn, rộng khoảng 20 mét và sâu 18 mét, đã xuất hiện gần một công trường xây dựng khiến một người đi xe máy tử vong và một người khác bị thương. Tuy nhiên, sau đó, các quan chức cho biết vụ sập là do lún đất, có khả năng liên quan đến hoạt động khai quật gần đó và điểm yếu của các cơ sở vật chất ngầm.
Các quan chức thành phố cho biết họ đang tiến hành kiểm tra khẩn cấp tại các khu vực có nguy cơ cao và đánh giá lại các kế hoạch thay thế dài hạn. Trong một thông báo riêng vào tuần trước, Chính quyền đô thị Seoul xác nhận rằng 59 trường hợp "hố tử thần" và lún đất đã được báo cáo trên khắp thành phố trong 3 năm qua - nhấn mạnh mức đáng báo động của vấn đề này.