'Mua sắm tại hiệu thuốc Hàn Quốc' đang nổi lên như một xu hướng mới trong số du khách quốc tế.
Các hiệu thuốc ở các khu thương mại lớn như Gangnam, Hongdae và Myeongdong ở Seoul đang phản hồi nhu cầu của khách du lịch nước ngoài khi sản xuất phong bì thuốc bằng nhiều ngôn ngữ như tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Việt, cũng như dán nhãn, và thông báo rằng hóa đơn mua hàng có thể 'hoàn thuế'.
Các hiệu thuốc ở các khu thương mại lớn như Gangnam, Hongdae và Myeongdong ở Seoul đang phản hồi nhu cầu của khách du lịch nước ngoài khi sản xuất phong bì thuốc bằng nhiều ngôn ngữ như tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Việt, cũng như dán nhãn, và thông báo rằng hóa đơn mua hàng có thể 'hoàn thuế'.

[Dữ liệu=Phòng dữ liệu du lịch Hàn Quốc]
Theo Phòng dữ liệu du lịch Hàn Quốc, số lượng tiêu dùng y tế của người nước ngoài đã tăng gần gấp 5 lần từ 593.577 trường hợp vào năm 2020 lên 2.929.831 trường hợp vào năm 2024.
Chỉ tính riêng trong tháng 5/2025, người nước ngoài đã chi tiêu cho 379.397 lần cho y tế tại Hàn Quốc, trong đó mua đồ tại hiệu thuốc (60,93%) chiếm tỷ lệ lớn nhất. Con số này cao hơn khoảng 3 lần so với số lần chi tiêu tại khoa da liễu (20,54%).
Các sản phẩm mà người nước ngoài chủ yếu tìm kiếm bao gồm các phương pháp điều trị mụn trứng cá và kem tái tạo được "truyền tai" thông qua các phương tiện xã hội như Tiktok, thậm chí còn tạo ra một danh sách "các sản phẩm nhất định phải mua tại hiệu thuốc Hàn Quốc".
Trong đó, dòng sản phẩm bôi ngoài da của 'Dong-A Pharmaceutical' đã trở thành dòng sản phẩm luôn có trong giỏ hàng của khách du lịch nước ngoài.
'Noscarna Gel', một loại thuốc bôi điều trị sẹo, có doanh số là 17,1 tỷ won vào năm 2023, nhưng đã ghi nhận mức tăng 22% lên 20,9 tỷ won (khoảng 15 triệu USD) vào năm 2024. Kem trị mụn 'Acnon' trong quý I/2025 cũng đạt doanh số 9,4 tỷ won (khoảng 6,9 triệu USD), tăng khoảng 62% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này gần bằng một nửa doanh số của cả năm 2024 là 20,3 tỷ won.
Mỹ phẩm chức năng được phân phối chủ yếu thông qua các hiệu thuốc cũng rất phổ biến.
Thương hiệu mỹ phẩm 'Dr. Rejuall', ra mắt năm 2024, đã thành công trong việc xây dựng hình ảnh "các sản phẩm làm đẹp của Hàn Quốc chỉ có thể mua tại các hiệu thuốc" bằng cách đưa ra chiến lược phân phối tập trung vào các bệnh viện và hiệu thuốc.
Sản phẩm 'EGF Active Vital Cream' thuộc dòng sản phẩm 'Pro Calm' chỉ bán tại hiệu thuốc của Hanmi Science cũng đã bán được 270.000 sản phẩm tại 11.000 hiệu thuốc trong 4 tháng kể từ khi ra mắt vào tháng 11/2024.
Ngoài mỹ phẩm, nhu cầu về dược phẩm cũng tăng lên không ngừng.
Dược sĩ Lim làm việc tại một hiệu thuốc ở quận Gangnam (Seoul) cho biết: "Có rất nhiều người nước ngoài tìm kiếm các chất bổ sung dinh dưỡng như vitamin C, cũng như thuốc chống viêm và phương pháp điều trị rụng tóc".
Có nhiều viện thẩm mỹ và phòng khám da liễu quanh khu vực Ga Gangnam, vì vậy các bệnh nhân thường đến các hiệu thuốc để mua thuốc sau khi tới bệnh viện/phòng khám.
Bên cạnh đó, nhu cầu về các sản phẩm thực phẩm chức năng cũng ngày một nhiều hơn.
Theo CJ Olive Young, doanh số bán thực phẩm chức năng trong 5 tháng đầu năm 2025 cho khách hàng người nước ngoài tăng 29% so với cùng kỳ năm trước đó. Tình hình tại các hiệu thuốc được dự kiến cũng sẽ ghi nhận xu hướng tương tự.

Quang cảnh bên trong một hiệu thuốc tại Seoul, Hàn Quốc. [Ảnh=Internet]