VIỆT NAM

​[Việt Nam] Việt Nam có tiềm năng để tăng năng suất lao động

Minh Tân (mintyni@ajunews.com)12:25 10-07-2018

Mục tiêu đặt ra của chính phủ Hàn Quốc đến năm 2020 là đạt kim ngạch thương mại 200 tỷ USD với các nước ASEAN, trong đó riêng kim ngạch song phương với Việt Nam chiếm một nữa chỉ số mục tiêu. Hiện nay, Hàn Quốc đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 58,8 tỷ USD, với 6.701 dự án, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư lũy kế tính đến tháng 2/2018, theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài.

Vừa qua, Tập đoàn Lotte Hàn Quốc đã công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam bằng các dự án như trồng cây ca cao để xuất khẩu sang Hàn Quốc và đầu tư xây dựng nhà máy EP tại tỉnh Đồng Nai để cung ứng cho Công ty Samsung Việt Nam. Ngoài ra, tập đoàn này còn khởi công Dự án Thành phố thông minh Thủ Thiêm tại thành phố Hồ Chí Minh và Dự án “Lotte Mall Hà Nội”.

Được biết, bên cạnh Lotte, thì Samsung, CJ ....những nhà đầu tư lớn đến từ Hàn Quốc đều có xu hướng mở rộng đầu tư tại Việt Nam, trong đó tập trung vào những lĩnh vực mới như nông nghiệp và bán lẻ. Đây là những lĩnh vực thị trường Việt Nam có thể mạnh và Hàn Quốc có nhu cầu.

Hiện có 5.600 doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động đầu tư tại Việt Nam, con số này chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Và chắc hẳn các doanh nghiệp khi muốn bước chân vào thị trường Việt Nam đều có thắc mắc chung về năng suất lao động ở quốc gia này.
 

[사진=연합/로이터]



▲ Năng suất lao động Việt Nam

Theo Tổng cục thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành ước đạt 92,1 triệu đồng, tương đương khoảng 4.100 USD/lao động, tăng 5,9% so với năm 2016. Từ năm 2011 đến năm 2017 tốc độ tăng năng suất lao động bình quân khoảng 4,7%.

Phát biểu trong diễn đàn CEO (CEO forum 2018), Ông Bang Huyn Woo (Phó tổng giám đốc Samsung Việt Nam) cho biết “Tổng số các lao động đang làm việc tại các nhà máy Samsung ở Việt Nam hiện nay là 170 nghìn lao động người Việt, trong đó, cán bộ quản lý người Hàn Quốc chỉ là 240 người. Trong khi đó, dây chuyền sản xuất về chất lượng, công nghệ và toàn bộ quy chuẩn ở các nhà máy Samsung ở Việt Nam là tương đồng với các nhà máy Samsung ở Hàn Quốc.

Vậy nên, có thể nói “Năng suất lao động cũng như chất lượng của lao động Việt Nam bằng 99% năng suất của các nhà máy Samsung tại Hàn Quốc”… Ngoài ra “Sau quá trình đào tạo 1 – 2 năm tại công ty thì trình độ các kỹ sư Việt Nam tương đương với trình độ kỹ sư người Hàn Quốc”

Theo Bà. Hà Thu Thanh (Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam) cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang tập trung nâng cao phát triển nguồn nhân lực chất lượng, theo bà “Đầu tư vào con người là đầu tư cho tài sản vô hình, chi phí đào tạo con người là khoản chi phí đầu tư cho tương lai chứ không phải là khoản chi phí để thu lời”.

Ông. Mariusz Boguszewski (Đại diện Phòng thương mại Trung và Đông Âu tại Việt Nam CEEC) cho biết “Để nâng cao năng suất lao động, chúng ta cần phải nhìn sâu hơn về quá trình chuẩn bị cho người lao động mới, nói cách khác là về giáo dục. Việt Nam đang phát triển các cơ sở giáo dục có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh với các trường học trong khu vực. Các chương trình trao đổi học thuật và tiếp xuất với người từ các nước khác, lục địa khác, tạo ra sự khác biệt lớn và có thể mang lại nhiều kinh nghiệm và kỹ năng hơn là chỉ đơn giản là bài học trong lớp hay các bài giảng”

Nếu so sánh trong mối tương quan với các quốc gia trong khu vực và thế giới thì năng suất lao động của Việt Nam còn ở mức thấp. Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong nhiều năm trở lại đây. Theo các chuyên gia nhận định, điểm mạnh của Việt Nam là có dân số trẻ với độ tuổi trung bình chỉ là 30, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để biến đổi nhanh chóng, nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기