Có một số ý kiến cho rằng động lực tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc đang hạ nhiệt quá nhanh, trong đó phân tích của OECD thậm chí còn cho thấy tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc trong năm nay có khả năng sẽ lần đầu tiên giảm xuống dưới mức 2%.
Điều này có nghĩa là ngay cả khi các yếu tố sản xuất như lao động và vốn được vận hành hiệu quả nhất có thể thì tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng không thể đạt tới 2%. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này được cho là từ vấn đề về cấu trúc như tỷ lệ sinh thấp, dân số già hóa và thiếu sự đổi mới.
Điều này có nghĩa là ngay cả khi các yếu tố sản xuất như lao động và vốn được vận hành hiệu quả nhất có thể thì tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng không thể đạt tới 2%. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này được cho là từ vấn đề về cấu trúc như tỷ lệ sinh thấp, dân số già hóa và thiếu sự đổi mới.

[Dữ liệu=OECD Economic Outlook – tháng 6 năm 2025]
Theo tài liệu 'Tình trạng chênh lệch GDP của các quốc gia lớn bao gồm Hàn Quốc theo năm' do Ngân hàng Hàn Quốc (BoK) đệ trình lên Đại biểu Yang Bu-nam (Đảng Dân chủ Hàn Quốc) của Ủy ban Hành chính và An ninh của Quốc hội vào ngày 7, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc trong năm 2025 là 1,9% trong báo cáo mới nhất được công bố vào tháng 6.
Con số này đã giảm 0,1 điểm phần trăm (%p) so với mức 2,0% trong phân tích vào tháng 12/2024.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2001, ước tính của OECD về tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc giảm xuống dưới 2%.
Tốc độ tăng trưởng tiềm năng (potential growth rate) là tốc độ tăng trưởng tối đa mà một nền kinh tế có thể đạt được trong dài hạn, khi sử dụng hiệu quả tất cả các nguồn lực (lao động, vốn, công nghệ) mà không gây ra lạm phát hoặc các vấn đề kinh tế khác. Hiểu đơn giản, đó là mức tăng trưởng GDP mà một quốc gia có thể đạt được khi tận dụng tối đa khả năng sản xuất của mình.
Theo báo cáo của OECD, tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc đã tiếp tục giảm trong 14 năm kể từ năm 2011 (3,8%). Đặc biệt, nó duy trì ở mức 2,2% trong ba năm từ 2022 đến 2024, nhưng đột nhiên giảm mạnh 0,3%p trong năm nay.
Tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của các nước G7 trong năm nay là Hoa Kỳ (2,1%), Canada (1,7%), Ý (1,3%), Vương quốc Anh (1,2%), Pháp (1,0%), Đức (0,5%) và Nhật Bản (0,2%).
Hàn Quốc đã không thể bắt kịp nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ trong 5 năm qua kể từ lần đầu tiên tụt hậu vào năm 2021 (Hoa Kỳ 2,4%, Hàn Quốc 2,3%).
Nếu xu hướng này tiếp tục, Hàn Quốc có khả năng sẽ sớm bị các nước G7 khác vượt qua.
So với năm 2021, Canada (1,5→1,7%), Ý (1,0→1,3%) và Vương quốc Anh (0,9→1,2%) thực sự đã chứng kiến sự phục hồi của tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng.
Trong một cuộc thảo luận chính sách tại diễn đàn Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vào ngày 2, Thống đốc Ngân hàng Hàn Quốc Rhee Chang-yong cho biết, "10 năm trước, tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc là khoảng 3%, nhưng hiện tại đã thấp hơn nhiều so với mức 2%".
Tuyên bố này nhằm chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng tiềm năng 3% không thể đạt được bằng cách kích thích nền kinh tế, nhưng dường như có vẻ như Ngân hàng Hàn Quốc cũng có phân tích rằng tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc đã tụt xuống dưới mức 2%.
Trong báo cáo có tiêu đề 'Tốc độ tăng trưởng tiềm năng và triển vọng tương lai của nền kinh tế Hàn Quốc' được công bố vào tháng 12/2024, BoK ước tính tốc độ tăng trưởng tiềm năng là khoảng 2% trong giai đoạn 2024~2026 dựa trên dữ liệu tích lũy kể từ đại dịch COVID-19.
Tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc vào khoảng 5% vào đầu những năm 2000, nhưng đã giảm xuống mức trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 3~3,5%% vào những năm 2010 và khoảng 2,5% từ năm 2016 đến năm 2020.
GDP thực tế đã không đạt được GDP tiềm năng trong nhiều năm cũng là một vấn đề.
Theo báo cáo do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố vào tháng 4, tỷ lệ chênh lệch GDP của Hàn Quốc dự kiến sẽ đạt -1,1% vào năm 2025.
Chênh lệch giữa GDP thực tế và GDP tiềm năng của Hàn Quốc không những không thể thoát khỏi xu hướng tiêu cực trong ba năm từ năm 2023 (-0,4%) đến năm 2024 (-0,3%), mà khoảng cách sẽ còn nới rộng hơn.
Khoảng trống GDP (GDP gap) là chênh lệch giữa GDP thực tế và GDP tiềm năng của một nền kinh tế, thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm của GDP. Khoảng trống GDP được tính bằng công thức lấy hiệu số giữa GDP thực tế và GDP tiềm năng, sau đó chia cho GDP tiềm năng và nhân với 100%.
Khoảng trống GDP âm cho thấy GDP thực tế thấp hơn GDP tiềm năng. Điều này được hiểu là trạng thái mà các yếu tố sản xuất như cơ sở sản xuất và lao động không được sử dụng hết.
Một số người phân tích rằng việc OECD điều chỉnh giảm tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng không chỉ là kết quả của các yếu tố dài hạn và mang tính cấu trúc như suy giảm dân số và suy giảm năng suất, mà còn là quan điểm tiêu cực về tình hình kinh tế gần đây của Hàn Quốc.
Cho Young-moo, người đứng đầu Viện nghiên cứu tài chính NH, cho biết, "Phương pháp ước tính tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng khác nhau tùy theo tổ chức, nhưng xét về phương pháp chung, có thể dữ liệu đã phản ánh sự suy thoái gần đây của nền kinh tế Hàn Quốc. Triển vọng có sự đang thay đổi dựa trên các chỉ số gần đây, nhưng cuối cùng, điều đó có nghĩa là nền kinh tế Hàn Quốc không hoạt động tốt như dự kiến ban đầu".
Về các biện pháp đối phó, ông cho biết, "Ngoài vấn đề suy giảm dân số, sự suy giảm trong tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng là do sự suy giảm của năng suất tổng hợp, hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh bên ngoài của các ngành công nghiệp. Chúng ta cần tìm cách tăng sản lượng và hiệu quả thông qua cải cách cơ cấu. Bên cạnh đó, cũng không nên bỏ qua nhóm người cao tuổi, mà có thể sử dụng lực lượng lao động này để giảm bớt tác động của sự suy giảm dân số".
Trong báo cáo có tiêu đề "Nền kinh tế của chúng ta đang suy giảm nhanh chóng về sức mạnh cơ bản, cần cải thiện thể chế" vào ngày 10/6, BoK chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc đã giảm 6% trong 30 năm qua (1994~2024), cho thấy sự suy giảm rất nhanh so với các quốc gia khác.
BoK nhấn mạnh rằng: "Nếu chúng ta chủ động ứng phó với sự suy giảm dân số trong độ tuổi lao động thông qua việc cải thiện môi trường đầu tư của doanh nghiệp hoặc thúc đẩy các công ty đổi mới để tăng năng suất, tăng tỷ lệ sinh và sử dụng lao động nước ngoài, chúng ta có thể giảm bớt hoặc đảo ngược sự suy giảm về tốc độ tăng trưởng tiềm năng. Đã đến lúc tái thiết sức mạnh cơ bản thông qua cải cách cơ cấu táo bạo để tăng trưởng bền vững".
Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Lee Jae-myung dự kiến sẽ đặt mục tiêu phục hồi tốc độ tăng trưởng tiềm năng là nhiệm vụ quốc gia quan trọng, thiết lập và thúc đẩy nhiều biện pháp khác nhau. Trước đó, trong các cam kết chính sách của mình trong cuộc bầu cử tổng thống, Tổng thống Lee cũng đã đặt mục tiêu "đạt được tốc độ tăng trưởng tiềm năng là 3%".
Con số này đã giảm 0,1 điểm phần trăm (%p) so với mức 2,0% trong phân tích vào tháng 12/2024.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2001, ước tính của OECD về tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc giảm xuống dưới 2%.
Tốc độ tăng trưởng tiềm năng (potential growth rate) là tốc độ tăng trưởng tối đa mà một nền kinh tế có thể đạt được trong dài hạn, khi sử dụng hiệu quả tất cả các nguồn lực (lao động, vốn, công nghệ) mà không gây ra lạm phát hoặc các vấn đề kinh tế khác. Hiểu đơn giản, đó là mức tăng trưởng GDP mà một quốc gia có thể đạt được khi tận dụng tối đa khả năng sản xuất của mình.
Theo báo cáo của OECD, tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc đã tiếp tục giảm trong 14 năm kể từ năm 2011 (3,8%). Đặc biệt, nó duy trì ở mức 2,2% trong ba năm từ 2022 đến 2024, nhưng đột nhiên giảm mạnh 0,3%p trong năm nay.
Tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của các nước G7 trong năm nay là Hoa Kỳ (2,1%), Canada (1,7%), Ý (1,3%), Vương quốc Anh (1,2%), Pháp (1,0%), Đức (0,5%) và Nhật Bản (0,2%).
Hàn Quốc đã không thể bắt kịp nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ trong 5 năm qua kể từ lần đầu tiên tụt hậu vào năm 2021 (Hoa Kỳ 2,4%, Hàn Quốc 2,3%).
Nếu xu hướng này tiếp tục, Hàn Quốc có khả năng sẽ sớm bị các nước G7 khác vượt qua.
So với năm 2021, Canada (1,5→1,7%), Ý (1,0→1,3%) và Vương quốc Anh (0,9→1,2%) thực sự đã chứng kiến sự phục hồi của tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng.
Trong một cuộc thảo luận chính sách tại diễn đàn Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vào ngày 2, Thống đốc Ngân hàng Hàn Quốc Rhee Chang-yong cho biết, "10 năm trước, tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc là khoảng 3%, nhưng hiện tại đã thấp hơn nhiều so với mức 2%".
Tuyên bố này nhằm chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng tiềm năng 3% không thể đạt được bằng cách kích thích nền kinh tế, nhưng dường như có vẻ như Ngân hàng Hàn Quốc cũng có phân tích rằng tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc đã tụt xuống dưới mức 2%.
Trong báo cáo có tiêu đề 'Tốc độ tăng trưởng tiềm năng và triển vọng tương lai của nền kinh tế Hàn Quốc' được công bố vào tháng 12/2024, BoK ước tính tốc độ tăng trưởng tiềm năng là khoảng 2% trong giai đoạn 2024~2026 dựa trên dữ liệu tích lũy kể từ đại dịch COVID-19.
Tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc vào khoảng 5% vào đầu những năm 2000, nhưng đã giảm xuống mức trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 3~3,5%% vào những năm 2010 và khoảng 2,5% từ năm 2016 đến năm 2020.
GDP thực tế đã không đạt được GDP tiềm năng trong nhiều năm cũng là một vấn đề.
Theo báo cáo do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố vào tháng 4, tỷ lệ chênh lệch GDP của Hàn Quốc dự kiến sẽ đạt -1,1% vào năm 2025.
Chênh lệch giữa GDP thực tế và GDP tiềm năng của Hàn Quốc không những không thể thoát khỏi xu hướng tiêu cực trong ba năm từ năm 2023 (-0,4%) đến năm 2024 (-0,3%), mà khoảng cách sẽ còn nới rộng hơn.
Khoảng trống GDP (GDP gap) là chênh lệch giữa GDP thực tế và GDP tiềm năng của một nền kinh tế, thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm của GDP. Khoảng trống GDP được tính bằng công thức lấy hiệu số giữa GDP thực tế và GDP tiềm năng, sau đó chia cho GDP tiềm năng và nhân với 100%.
Khoảng trống GDP âm cho thấy GDP thực tế thấp hơn GDP tiềm năng. Điều này được hiểu là trạng thái mà các yếu tố sản xuất như cơ sở sản xuất và lao động không được sử dụng hết.
Một số người phân tích rằng việc OECD điều chỉnh giảm tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng không chỉ là kết quả của các yếu tố dài hạn và mang tính cấu trúc như suy giảm dân số và suy giảm năng suất, mà còn là quan điểm tiêu cực về tình hình kinh tế gần đây của Hàn Quốc.
Cho Young-moo, người đứng đầu Viện nghiên cứu tài chính NH, cho biết, "Phương pháp ước tính tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng khác nhau tùy theo tổ chức, nhưng xét về phương pháp chung, có thể dữ liệu đã phản ánh sự suy thoái gần đây của nền kinh tế Hàn Quốc. Triển vọng có sự đang thay đổi dựa trên các chỉ số gần đây, nhưng cuối cùng, điều đó có nghĩa là nền kinh tế Hàn Quốc không hoạt động tốt như dự kiến ban đầu".
Về các biện pháp đối phó, ông cho biết, "Ngoài vấn đề suy giảm dân số, sự suy giảm trong tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng là do sự suy giảm của năng suất tổng hợp, hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh bên ngoài của các ngành công nghiệp. Chúng ta cần tìm cách tăng sản lượng và hiệu quả thông qua cải cách cơ cấu. Bên cạnh đó, cũng không nên bỏ qua nhóm người cao tuổi, mà có thể sử dụng lực lượng lao động này để giảm bớt tác động của sự suy giảm dân số".
Trong báo cáo có tiêu đề "Nền kinh tế của chúng ta đang suy giảm nhanh chóng về sức mạnh cơ bản, cần cải thiện thể chế" vào ngày 10/6, BoK chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc đã giảm 6% trong 30 năm qua (1994~2024), cho thấy sự suy giảm rất nhanh so với các quốc gia khác.
BoK nhấn mạnh rằng: "Nếu chúng ta chủ động ứng phó với sự suy giảm dân số trong độ tuổi lao động thông qua việc cải thiện môi trường đầu tư của doanh nghiệp hoặc thúc đẩy các công ty đổi mới để tăng năng suất, tăng tỷ lệ sinh và sử dụng lao động nước ngoài, chúng ta có thể giảm bớt hoặc đảo ngược sự suy giảm về tốc độ tăng trưởng tiềm năng. Đã đến lúc tái thiết sức mạnh cơ bản thông qua cải cách cơ cấu táo bạo để tăng trưởng bền vững".
Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Lee Jae-myung dự kiến sẽ đặt mục tiêu phục hồi tốc độ tăng trưởng tiềm năng là nhiệm vụ quốc gia quan trọng, thiết lập và thúc đẩy nhiều biện pháp khác nhau. Trước đó, trong các cam kết chính sách của mình trong cuộc bầu cử tổng thống, Tổng thống Lee cũng đã đặt mục tiêu "đạt được tốc độ tăng trưởng tiềm năng là 3%".

[Ảnh=Yonhap News]