THẾ GIỚI

Hoa Kỳ nắm quyền quyết định trong cấm vận Iran

Minh Tân (mintyni@ajunews.com)13:45 09-04-2019

[Ảnh = Yonhap news] Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo phát biểu trong một cuộc họp báo tại Mỹ.


Theo hãng tin Yonhap, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết Washington sẽ quyết định khả năng kéo dài việc cấm nhập khẩu dầu Iran đối với một số nước.

Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân vào năm 2015 với Iran và áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với nước này thì chỉ có Hàn Quốc và 7 quốc gia khác được Mỹ cho phép nhập khẩu dầu Iran. Giấy phép này bắt đầu có hiệu lực từ tháng 11 năm ngoái.

Giấy phép nhập khẩu dầu Iran có giá trị trong vòng 180 ngày và sẽ hết hạn vào ngày 3 tháng Năm.

“Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định liên quan đến việc gia hạn giấy phép nhập khẩu dầu Iran vào ngày 2 tháng Năm”, Ngoại trưởng Pompeo cho biết trong một cuộc họp báo. Cũng trong cuộc họp báo này, ông tuyên bố Mỹ xác định quân đội Iran là một tổ chức khủng bố.

Với cái mác trên, ông nói, “rõ ràng… sẽ tạo ra các rủi ro trong giao dịch, không chỉ đối với các công ty ở Châu Âu mà cả các công ty khác trên toàn thế giới”.

Các công ty Hàn Quốc phụ thuộc rất nhiều vào condensate của Iran trong việc sản xuất các sản phẩm hóa dầu và việc cấm nhập khẩu loại nguyên liệu thô này có thể gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của quốc gia này.

Tuần trước, Đại diện đặc biệt về Iran của Mỹ, Brian Hook, cho biết Washington không có kế hoạch gia hạn việc dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với dầu Iran để hoàn thành mục tiêu đẩy nhập khẩu dầu Iran về con số “0”.

Tám nền kinh tế được cấp giấy phép nhập khẩu dầu Iran là Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, Ý, Đài Loan, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tạp chí phố Wall cho biết có thể Hoa Kỳ sẽ gia hạn giấy phép nhập khẩu dầu Iran cho Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ do nguy cơ bất ổn tiềm ẩn của nguồn cung dầu toàn cầu trong bối cảnh chính trị không ổn định ở Libia.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기