THẾ GIỚI

Từ Tổng Thống Trump đến Thủ tướng Abe ... WTO lâm vào “khủng hoảng thương mại tự do”

Minh Tân (mintyni@ajunews.com)22:21 23-07-2019

[Ảnh = Internet]

 
Trong bài phát biểu nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 năm 2017, Tổng thống Trump đã nói: "Chúng ta phải bảo vệ biên giới của chúng ta khỏi sự tàn phá từ những nước sản xuất sản phẩm của chúng ta, đánh cắp doanh nghiệp của chúng ta và phá hủy công việc của chúng ta. Việc bảo hộ hàng nội địa sẽ mang lại thịnh vượng và sức mạnh”.

Đó là một tuyên bố của chủ nghĩa bảo hộ để khiến "Nước Mỹ vĩ đại một lần nữa" và là khẩu hiệu của chiến dịch tranh cử. Tuyên ngôn của ông Trump trong cuộc bầu cử lại vào năm 2020 là “Giữ cho nước Mỹ vĩ đại”.

Có thể hiểu đây là một cam kết để tiếp tục thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ. Tổng thống Trump đã hành động theo chủ nghĩa bảo hộ. Điển hình là ông đã rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay khi nhậm chức. Đối với ông, Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một "thảm họa" đối với Hoa Kỳ.

Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ đang đàm phán thương mại song phương với Nhật Bản và các nước khác cũng như sửa chữa các FTA với Hàn Quốc, Canada và Mexico. Tổng thống Trump kêu gọi Trung Quốc giao thương và yêu cầu các hiệp định thương mại thuận lợi. Tuy nhiên, ông Trump vẫn không thể ngăn chặn Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). WTO đã là một tòa án thương mại hàng đầu trên thế giới và đã đóng một vai trò hàng đầu trong trật tự thương mại tự do đa phương. Cơ quan phúc thẩm là 'Tòa án tối cao' của thương mại thế giới.

Cơ quan này bao gồm 7 người, và ít nhất 3 người có thể đưa ra quyết định. Hiện tại còn 4 ghế trống và 2 người sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 10 tháng 12. Cho đến thời điểm này, nếu Hoa Kỳ tiếp tục bác bỏ đề cử nhân sự cho cơ quan phúc thẩm, cơ chế kháng cáo sẽ mất chức năng hệ thống khi chỉ còn 1 người.

Thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO đều bị tê liệt. Tổng giám đốc WTO Roberto Azevedo cảnh báo rằng một loạt các biện pháp trả đũa thương mại sẽ xảy ra. Gần đây, Hàn Quốc đã thắng trong phiên tòa phúc thẩm vụ tranh chấp thủy sản giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Dự kiến, vấn đề liên quan đến các hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản đối với Hàn Quốc, ​​sẽ được đệ trình lên Đại hội đồng WTO vào ngày 23 đến 24 tháng 7 (giờ địa phương).

Bloomberg, Reuters và các hãng thông tấn khác nói rằng WTO đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi thành lập bên mối đe dọa đến từ Trump và sự cần thiết phải cải cách từng phần phản ánh lợi ích của mỗi quốc gia. Gần đây, WTO đã yêu cầu cải cách do chủ nghĩa bảo hộ thương mại, thương mại điện tử, thay đổi mô hình thương mại và phát triển công nghệ.

Vấn đề là không dễ để đưa ra những cải cách để đáp ứng nhu cầu của mỗi quốc gia. Bloomberg cho biết phải mất 20 năm để WTO đạt được thỏa thuận đầu tiên (Bali Package) và rằng 164 quốc gia thành viên khó có thể đạt được thỏa thuận mới. Bởi vì mặc dù Bali Package là thỏa thuận toàn diện đầu tiên của WTO nhưng không phải tất cả các quốc gia thành viên đều kí vào thỏa thuận này vào tháng 12 năm 2013.

Đó là 18 năm kể từ khi WTO được thành lập vào năm 1995. Hơn nữa, đây chỉ là một "thỏa thuận nhỏ", trong đó chỉ đồng ý về các vấn đề ít nhạy cảm hơn như thuận lợi hóa thương mại. Kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ II, thương mại tự do đóng vai trò như một động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế toàn cầu. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) do Hoa Kỳ lãnh đạo và là người kế thừa hệ thống WTO hỗ trợ thương mại tự do. Khi đó, Hoa Kỳ có một động lực mạnh mẽ để theo đuổi thương mại tự do.

Đó là khả năng cạnh tranh áp đảo. Thương mại tự do đã nới rộng khoảng cách giữa các nước mạnh và yếu, nhưng đã giảm bớt bất bình do nới rộng khoảng cách bằng cách tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và chia lợi nhuận. Vấn đề là động cơ thương mại tự do của Mỹ đã suy yếu khi các đối thủ của họ trở nên cạnh tranh hơn. Trong khi Hoa Kỳ bị thâm hụt thương mại rất lớn thì tiếng nói của Trung Quốc và các quốc gia mới nổi khác trong WTO ngày càng tăng. Bây giờ, Trung Quốc đang trở thành người bảo vệ thương mại tự do.

Cùng quan điểm, các chuyên gia chỉ trích chế độ Shinzo Abe của Nhật Bản về các biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Câu hỏi đặt ra là liệu Nhật Bản, đất nước lớn lên trong khuôn khổ thương mại tự do, có nên đứng về phía Trump hay không khi mà Abe là người bảo vệ thương mại tự do trong cộng đồng quốc tế và luôn tỏ ra cảnh giác trước khả năng Trump chĩa mùi dùi chống thương mại tự do vào Nhật Bản.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기