THẾ GIỚI

Các nạn nhân lao động cưỡng bức thời chiến đệ đơn yêu cầu đấu giá công ty Mitsubishi.

응웬티탐 (Choiketu93@ajunews.com)14:23 24-07-2019
Các nạn nhân của lao động cưỡng bức trong thời chiến của đế chế Nhật Bản đã đệ đơn kiện yêu cầu Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi Nhật Bản dừng hoạt động, và bán công ty để bồi thường cho họ.
 

Hội đồng công dân cùng các nạn nhân bị cưỡng bức lao động thời chiến đã mở một cuộc họp báo ở Phòng Truyền thông tại thành phố Gwangju vào ngày 23 [Hình ảnh= Yonhap news]


Hội đồng công dân cùng các nạn nhân bị cưỡng bức lao động thời chiến đã mở một cuộc họp báo ở Phòng Truyền thông tại thành phố Gwangju vào ngày 23 vừa rồi và yêu cầu: "Chúng tôi đã nộp đơn đặt hàng bán tài sản của Mitsubishi Heavy Industries lên tòa án Daejeon ngày hôm nay."

Hội đồng công nhân này nhấn mạnh rằng chính phủ Nhật Bản là cơ quan cuối cùng phải chịu trách nhiệm cho hành vi lao động cưỡng bức. Họ lập luận: "Hành vi lao động cưỡng bức là một tội ác chống lại loài người. Nó bắt nguồn từ sự thống trị của thực dân Nhật. Hành vi này sẽ không thể xảy ra nếu không có sự ủng hộ trực tiếp từ nhà nước Nhật Bản."

Ông Shinzo Abe, thủ tướng Nhật Bản đã lập luận rằng quỹ hợp tác kinh tế trị giá 500 triệu đô la của Nhật Bản trao cho Hàn Quốc vào năm 1965, trong đó có khoản tiền 300 triệu đô la là khoản tiền phía Nhật Bản tài trợ không hoàn lại. Họ cho rằng bản thân không còn lý do gì để chi trả 99 yên cho trợ cấp phúc lợi lương hưu đối với các nạn nhân lao động cưỡng bức nữa. Họ lập luận rằng việc bồi thường cho các lao động cưỡng bức ở Hàn đã được kết thúc sau khi Nhật Bản viện trợ 300 triệu đô la không hoàn lại vào năm 1965.

Thế nhưng hội đồng công dân Hàn Quốc đã chỉ ra dẫn chứng khác với điều ông Abe nói phía trên. Trước đó, tại cuộc nói chuyện với Hạ nghị viện Nhật Bản Mizuho Fukushima về số tiền 300 triệu đô trên có phải là 'tiền bồi thường cho những nạn nhân của lao động cưỡng bức hay không?'. Ông Abe đã trả lời đây là số tiền được tài trợ theo hiệp ước về quan hệ cơ bản giữa Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm đóng góp vào quá trình thúc đẩy của 2 nước chứ không phải là số tiền bồi thường cho các nạn nhân cưỡng bức lao động.

Một nạn nhân của lao động cưỡng bức bất bình cho biết: "Họ nói là sẽ đền bù cho chúng tôi những đến giờ vẫn chưa có tin tức gì. Trước khi chết tôi phải nhận được số tiền bồi thường này. Chính phủ Nhật Bản hãy hành động có lương tâm".

Nếu tòa án tiếp nhận yêu cầu khởi kiện và bán đấu giá tập đoàn công ty MITSUBISHI. Tập đoàn này có khả năng sẽ bị thu hồi 2 quyền sở hữu thương hiệu và 6 bằng sáng chế ở Hàn Quốc, sau đó sẽ được đem bán đấu giá.

Sau buổi đấu giá, số tiền người mua thắng thầu đấu giá sẽ được bồi thường cho nạn nhân lao động cưỡng bức.

Thông thường phải mất khoảng ba tháng thực hiện các thủ tục đấu giá đối với các tài sản trong nước. Tuy nhiên ở trường hợp của tập đoàn Mitsubishi, đây là tài sản nước ngoài nên sẽ mất khoảng thời gian hơn sáu tháng.

Vào tháng 11 năm ngoái, Tòa án Tối cao đã ra phán quyết ủng hộ 5 nguyên đơn trong 2 vụ kiện liên quan đến năm nạn nhân lao động cưỡng bức. Phía tập đoàn Mitsubishi đã bồi thường khoảng 100~150 triệu won cho mỗi nạn nhân.

Trong trường hợp phía tập đoàn Mitsubishi kháng cáo đối với tuyên án của Tòa án phán quyết đi chăng nữa thì công ty này vẫn sẽ bị tịch 2 quyền sở hữu thương hiệu và 6 bằng tái chế tại Hàn Quốc.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기