Đời sống Xã hội

[Lo lắng trì trệ kinh tế R] Kinh tế của Hàn Quốc có nguy cơ bị khủng hoảng.

응웬티탐 (Choiketu93@ajunews.com)15:06 19-08-2019
Nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều biến cố bởi động thái chuyển ngược lãi suất 10 năm và 2 năm của Kho bạc Hoa Kỳ từ những lo lắng về 'trì trệ kinh tế' (Lo lắng về Recession). Khi chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa cô lập lan rộng hơn là sự hài hòa của cộng đồng quốc tế, nền kinh tế toàn cầu đang rung chuyển.

 

[Ảnh= Yonhap News]

Nền kinh tế Hàn Quốc cũng không có sự khác biệt. Nền kinh tế nước này được dự đoán sẽ bị trì trệ. Thậm chí, mức độ tăng trưởng 2% được dự đoán trước đó cũng được cho là khó có thể thực hiện được.

Cho dù khả năng nước này phải đối mặt với khủng hoảng tiền tệ hay cuộc khủng hoảng tài chính là khó thể xảy ra. Nền kinh tế bị suy thoái kinh tế là điều không thể tránh khỏi. Các nhà chức trách nước này cho rằng việc tìm ra phương pháp đột phá để giải quyết vấn đề này là cấp bách hơn bao giờ hết.

Sự đảo ngược của lãi suất dài hạn và ngắn hạn của Kho bạc Hoa Kỳ đã làm nền kinh tế thế giới dấy lên sự lo lắng về khủng hoảng kinh tế (Lỗi sợ R). Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ 10 năm giảm xuống còn 1.623% vào ngày 14, thấp hơn lãi suất trái phiếu kho bạc 2 năm (1.634%). Việc đảo ngược lãi suất ngắn hạn và dài hạn lần này được nhận định là sự thay đổi đột biến và kì lạ nhất trong 14 năm qua, làm dấy lên nhiều biến động trong thị trường tài chính.

Ông Bruce Casman, chuyên gia kinh tế trưởng của JP Morgan cho biết: "Nguy cơ suy thoái kinh tế ngày càng lớn. Xung đột thương mai đang gây những hậu quả đáng ngại khiến cho niềm tin của doanh nghiệp bị phá vỡ. Điều này dẫn đến nền kinh tế bị suy thoái và có thể phát sinh khủng hoảng".

Xung đột thương mại Mỹ-Trung và suy thoái kinh tế ở Trung Quốc và châu Âu đang gây hậu quả nghiêm trọng đến suy thoái kinh tế toàn cầu.

Những lo ngại ở phương diện nào đó đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Hàn Quốc.

Theo xu hướng kinh tế Hàn Quốc kì tháng 8 (Sách xanh) do Bộ Kế hoạch Tài chính xuất bản vào ngày 16 cho biết nền kinh tế Hàn Quốc đang có mức tăng trưởng chậm, có khả năng bị trì trệ bởi ngành bán dẫn của nước này dự đoán sẽ bị khủng hoảng. Cụ thể, tình trạng này xảy ra liên tiếp từ tháng 4 đến tháng 5 vừa qua, đây là quảng thời gian dài nhất kể từ khi ra mắt Sách Xanh vào tháng 3 năm 2005.

Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc cũng vừa công bố chỉ số Sahm (Sahm Recession Indicator) chỉ số dùng để phán đoán trì trệ kinh tế dựa theo xu hướng tỉ lệ thất nghiệp. Chỉ số này khi áp dụng vào Hàn Quốc trong bố cảnh kinh tế bị trì trệ vẫn đạt giá trị dưới 50%, tuy nhiên nếu tình trạng trì trệ kinh tế kéo dài thì chỉ số này được dự đoán sẽ tăng gần gấp 4 lần. Chỉ số này đạt xấp xỉ khoảng 40% cao hơn nhiều so với giá trị là 11% vào tháng 7 năm ngoái.

Điều đáng lo ngại là sự chênh lệch lãi suất ngắn hạn và dài hạn của chính phủ đã được rút ngắn lại, đây là giá trị thấp nhất trong khoảng 11 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2009.

Các chuyên gia kinh tế dự đoán tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc sẽ chỉ đạt 1% trong năm nay.

Có tổng số hơn 42 tổ chức trong và ngoài nước dự đoán mức độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Hàn Quốc, nhiều ý kiến cho rằng mức độ tăng trưởng của nước này trong năm nay đạt 2,0%, giảm 0,1 % so với dự đoán tháng trước. Tuy nhiên 11 cơ quan trong số này lại cho rằng con số này không thể thể đạt được giá trị là 2%. Các vấn đề đến từ việc cạnh tranh kĩ thuật, xuất khẩu giảm mạnh, thu nhập trung bình tăng là những yếu tố trước mặt mà nước này cần giải quyết. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 2% không phải là con số đang mong đợi so với thời kì phát triển thịnh vượng của Hàn Quốc nhưng dù là trước mắt thì nước này cũng cần giải quyết các vấn đề để đạt được chỉ số tối thiểu này. Để làm được điều này, chính phủ Hàn Quốc cần dốc lực trên nhiều phương diện.

Ahn Young-jin, một nhà kinh tế tại SK Securities bộc bạch: "Chúng tôi không thể phủ nhận rằng việc đảo ngược lãi suất ngắn hạn và dài hạn là dấu hiệu của suy thoái kinh tế. Nền kinh tế Hàn Quốc cũng đang đứng trước ngưỡng cửa của việc trì trệ, đòi hỏi chúng ta phải thúc đẩy nền kinh tế thông qua việc nâng cao lực cạnh tranh trong ngành kĩ thuật."

Mặt khác, Lee Hyung-hyung, giám đốc Viện nghiên cứu Huyndai cho biết : "Để đối phó với suy thoái kinh tế, các tổ chức liên quan đến chính phủ phải đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên các bộ công nghiệp, ngân hàng nhà nước, bộ tài chính đang không làm tròn nhiệm vụ của mình. Đã đến lúc các cơ quan này cần phải chuyển mình và đi đầu trong việc thúc đẩy kinh tế."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기