Kinh tế Chính trị

Hàn Quốc xếp thứ 33 trên 37 quốc gia OECD về năng suất lao động

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)16:59 16-08-2023
Trong tài khoản quốc dân năm ngoái, tỷ lệ hoán đổi sức lao động chia về cho các hộ gia đình đã tăng lên, nhưng phần chia của các doanh nghiệp lại giảm cho thấy phân bổ thu nhập lao động đã được cải thiện. Năng suất lao động cũng được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp nhất trong các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

 
Báo cáo Kinh tế Hàn Quốc năm 2023 của Văn phòng Ngân sách Quốc hội ẢnhVăn phòng Ngân sách Quốc hội Hàn Quốc
Báo cáo 'Kinh tế Hàn Quốc năm 2023' của Văn phòng Ngân sách Quốc hội. [Ảnh=Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hàn Quốc]
Theo Ngân hàng Hàn Quốc vào ngày 16, mức thù lao cho người lao động năm 2022 là 129,7 nghìn tỷ won, tăng 4,77% (46,9 nghìn tỷ won) so với năm trước đó (98,8 nghìn tỷ won). Mặt khác, lợi nhuận thặng dư sau hoạt động là 434,7 nghìn tỷ won, giảm 3,23% (14,5 nghìn tỷ won) so với năm 2021 (449,2 nghìn tỷ won).

Do đó, tỷ lệ phần trăm mức thù lao cho người lao động năm 2022 là 68,7%, tăng 1,2 điểm phần trăm (p) so với năm trước đó (67,5%).

Tỷ lệ phần trăm mức thù lao cho người lao động đã tăng từ 63,5% vào năm 2018 lên 66,4% vào năm 2019 và 68,4% vào năm 2020, sau đó giảm xuống 67,5% vào năm 2021, tuy nhiên đã tăng trở lại vào năm ngoái.

Trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thu nhập do sản xuất thu được được phân chia cho từng tác nhân kinh tế tham gia hoạt động kinh tế, trong đó phần chia cho tác nhân kinh tế cung cấp lao động được gọi là thù lao cho người lao động (labour income); phần chia cho các công ty doanh nghiệp được gọi là lợi nhuận thặng dư sau hoạt động (operating surplus).

Tỷ lệ thù lao cho nhân viên thể hiện tỷ lệ thù lao của nhân viên trong thu nhập quốc gia theo chi phí nhân tố (thù lao cho nhân viên + thặng dư sau hoạt động).

Trước đây, Ngân hàng Hàn Quốc đã sử dụng tên gọi tỷ lệ phân phối thu nhập lao động nhưng sau khi xem xét rằng thù lao cho người lao động không bao gồm chi phí lao động cho những người lao động không được trả lương, chẳng hạn như lao động tự làm chủ hoặc lao động gia đình không được trả lương thì Ngân hàng Hàn Quốc đã đổi tên gọi thành tỷ lệ thù lao cho người lao động từ năm ngoái.

Trong báo cáo có tiêu đề 'Kinh tế Hàn Quốc 2023' được công bố vào tháng trước, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hàn Quốc cho biết: "Tỷ lệ quay trở lại với phần lao động trong tổng sản phẩm quốc nội đang có xu hướng tăng kể từ năm 2010. Tỷ lệ thù lao cho người lao động đã tăng từ 61,1% năm 2008 lên 68,7% vào năm 2022, tương đương mức tăng 7,6% trong 14 năm".

Người ta giải thích rằng ngay cả khi xem xét sự phân phối giữa lao động và vốn bằng cách phản ánh thu nhập hỗn hợp, tức là thu nhập của những người lao động tự do, thì tỷ lệ phân phối cho lao động vẫn cho thấy sự gia tăng lên.

Tuy nhiên, năng suất lao động của Hàn Quốc dù có ghi nhận cải thiện nhưng vẫn ở tốc độ khá chậm và xếp ở top cuối trong số các nước lớn.

Theo Bộ Ngân sách và Chính sách, trích dẫn dữ liệu từ Trung tâm Năng suất Hàn Quốc, chỉ số năng suất lao động của tất cả các ngành của Hàn Quốc tính đến năm ngoái là 110,2 (2015=100), tăng 2,22% so với năm trước đó (107,8).

Tuy nhiên, tính đến quý I/2023 là 102,7, giảm 1,92% so với quý I năm ngoái (104,7).

Năng suất lao động được định nghĩa là tỷ lệ giữa đầu ra trên đầu vào lao động và thường được biểu thị bằng chỉ số giá trị gia tăng trên mỗi người (trên mỗi giờ làm việc) chia cho số người được tuyển dụng (hoặc tổng số giờ làm việc).

Tăng năng suất lao động có nghĩa là thu được nhiều đầu ra (hoặc giá trị gia tăng) hơn với cùng một đầu vào, hoặc thu được cùng một đầu ra với ít đầu vào hơn. Vì vậy, năng suất lao động được coi là một chỉ tiêu quan trọng để đo lường tiềm năng tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Bộ Ngân sách và Chính sách cho biết: "Chỉ số năng suất lao động của tất cả các ngành tại Hàn Quốc đã giảm đáng kể ngay sau khi bùng phát dịch Covid-19 vào năm 2020. Sau đó chỉ số đã tăng trở lại trong các năm 2021~2022, nhưng lại quay đầu giảm trong quý đầu tiên của năm nay. Điều này là do tốc độ tăng trưởng của giá trị gia tăng đã chậm lại, nhưng tốc độ tăng đầu vào lao động đã mở rộng đáng kể".

Khi năng suất lao động mỗi giờ được sử dụng để so sánh năng suất lao động của Hàn Quốc so với 37 quốc gia trong khối OECD, Hàn Quốc xếp thứ 33 với 49,4 đô la (áp dụng theo PPP) vào năm ngoái.

Con số này bằng 3/4 mức trung bình của OECD (64,7 USD).

Chỉ bằng 30% nếu so với Ireland (155,5 USD), quốc gia đứng đầu về năng suất lao động. Nếu so với Đức (88,0 USD), Mỹ (87,6 USD), Phần Lan (80,3 USD) và Nhật Bản (53,2 USD) thì Hàn Quốc cũng kém hơn tương đối.

Chỉ có bốn quốc gia bao gồm Hy Lạp, Chile, Mexico và Colombia là có năng suất lao động theo giờ thấp hơn Hàn Quốc.
 
ẢnhYonhap News
[Ảnh=Yonhap News]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기