Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ giảm giá kỷ lục gây áp lực đối các thị trường chứng khoán thế giới
Những ngày qua, giới kinh tế thế giới đang âu lo dõi theo nguy cơ bùng phát khủng hoảng kinh tế tại Thổ Nhĩ Kỳ khi đồng tiền Lira của quốc gia nửa Âu nửa Á có thời điểm mất giá tới gần 20% so với đồng USD.
Lo ngại này xuất phát từ cuộc khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây ảnh hưởng đối với kinh tế thế giới và thị trường chứng khoán. Chiều hướng “lao dốc không phanh” của đồng Lira cũng như nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Thổ Nhĩ Kỳ đã phản chiếu những lo ngại, trong đó có vấn đề căng thẳng trong quan hệ giữa nước này với Mỹ.
Lo ngại này xuất phát từ cuộc khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây ảnh hưởng đối với kinh tế thế giới và thị trường chứng khoán. Chiều hướng “lao dốc không phanh” của đồng Lira cũng như nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Thổ Nhĩ Kỳ đã phản chiếu những lo ngại, trong đó có vấn đề căng thẳng trong quan hệ giữa nước này với Mỹ.
Trong phiên giao dịch ngày 13/8, giá cổ phiếu ngân hàng ở khu vực đồng tiền chung eurozone giảm 1,3% xuống mức thấp nhất trong 6 tuần khi giá cổ phiếu của các ngân hàng BBVA (Tây Ban Nha), Unicredit (Italy) và BNP Paribas (Pháp) có giao dịch với Thổ Nhĩ Kỳ giảm 0,9 xuống 2,6%. Trong khi đó, chỉ số STOXX 600 của châu Âu giảm 0,4%, xuống mức thấp nhất trong 3 tuần, với chỉ số DAX của Đức mất 0,6%.
Trong khi đó, Tại Hàn Quốc, chỉ số KOSPI đã giảm 1,5%. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm phiên thứ tư liên tiếp, xuống 21.857,43 điểm. Cùng đà giảm, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải (Shanghai), Trung Quốc giảm 9,44 điểm (0,34%) xuống 2.785,87 điểm, trong khi tại Hong Kong (Trung Quốc), chỉ số Hang Seng giảm 430,05 điểm (1,52%) xuống 27.936,57 điểm.
Sự mất giá kỷ lục trong suốt 17 năm của đồng Lira diễn ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào cùng ngày 10-8 tuyên bố đã cho phép tăng gấp đôi mức thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, lên mức tương ứng 20% và 50%. Không những thế, đồng Lira đã giảm giá hơn 10% sau khi Mỹ áp đặt trừng phạt đối với Bộ trưởng Tư pháp và Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ với lý do 2 quan chức này có vai trò quan trọng trong quyết định bắt và giam giữ linh mục người Mỹ Andrew Brunson.
Thay vì đàm phán với Mỹ để tháo gỡ bất đồng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trong phát biểu ngày 12-8 đã tuyên bố “sẽ đáp trả những người gây ra cuộc chiến thương mại” với nước này. Tổng thống Tayyip Erdogan còn chỉ trích Mỹ, khi cho rằng Washington đang tìm cách “đâm sau lưng” Ankara thông qua các biện pháp trừng phạt.
Hôm qua 13 tháng 8, Tổng thống Tayyip Erdogan đã cáo buộc ‘các phần tử khủng bố kinh tế’ âm mưu hãm hại nước này bằng cách lan truyền các thông tin sai lệch, đồng thời khẳng định các đối tượng này sẽ bị pháp luật trừng trị. Và khẳng định Ankara sẽ có những biện pháp đáp trả và sẽ sớm vượt qua cuộc tấn công này.