Ngày 10 tháng 9 hôm qua, lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa SM Line và Vinalines đã được tổ chức tại trụ sở chính của công ty Vinalines (Hà Nội, Việt Nam), với mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh của hai bên, thông qua việc hợp tác phát triển ở lĩnh vực vận tải biển container ở cả hai quốc gia cũng như các nước trong khu vực.
Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Văn hóa Hàn-Việt KOVECA kiêm Chủ tịch AJU News Corporation Ông Kwak Yong-gil tham dự tại buổi lễ ký kết đã phát biểu chúc mừng lễ ký kết giữa Vinalines và SM Line. Thời báo Kinh tế AJU xin giới thiêu nguyên văn bài phát biểu chúc mừng của ông tại sự kiện.
Trước hết, xin chân thành cảm ngài Thứ trưởng Bộ giao thông, chủ tịch tập đoàn Vinalines, ngài Oh Woo Huyn – chủ tịch tập đoàn SM cùng toàn thể đại diện các đơn vị cũng như các chuyên viên đã đến tham dự diễn đàn ngày hôm nay.
Kính thưa quý vị đại biểu, Việt Nam là đất nước đang nhận được sự chú ý trên trường quốc tế. Việt Nam đang viết nên một trang sử mới trong việc phát triển kinh tế, với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt 7~8%. Tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang có sự tăng trưởng vượt bậc. Năm 2016, tổng lượng hàng hóa lưu thông đạt 495,8 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2015, lượng hàng hóa container cũng đạt 12 triệu TEU. Điều này có nghĩa đã có 12 triệu container hàng hóa đã được xuất khẩu.
Việt Nam là khu vực trọng điểm trong việc giao thương quốc tế thông qua vùng biển ở phía Đông. Đó chính là lí do tại sao Việt Nam cần chú trọng đào tạo ngành vận tải biển. Bởi, sẽ rất khó để mong chờ sự phát triển lớn mạnh về kinh tế nếu không đưa được hàng hóa lên tàu và xuất ra thị trường thế giới, cho dù mặt hàng được sản xuất ra có tốt như thế nào đi chăng nữa. Việc kí kết cam kết hợp tác giữa Vinalines và SM Line có ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ là tiền đề mới cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam mà còn là cột mốc đánh dấu một hướng đi mới trong hợp tác phát triển kinh tế Việt – Hàn. Lịch sử cho thấy, những quốc gia mạnh về vận tải biển chính là những quốc gia mạnh về mậu dịch cũng như kinh tế. Hệ thống lưu thông hiện đại của SM sẽ giúp cho ngành công nghiệp vận tải biển của Việt Nam có một bước phát triển đáng kể.
Thưa quý vị đại biểu, Việt Nam và Hàn Quốc quả là có nhiều điểm tương đồng. Từ việc Phật giáo là tôn giáo phổ biến ở hai quốc gia, cho đến những nét tương đồng về mặt lịch sử, văn hóa, xã hội, và cả truyền thống từ thời cha ông với ‘tinh thần của những người đi thám hiểm’. Tất cả những điều này khiến cho hai dân tộc đang ngày càng xích lại gần nhau hơn. Năm ngoái, tổng kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước đã đạt 64 tỷ USD, Việt Nam trở thành đối tác xuất nhập khẩu đứng thứ 4 của Hàn Quốc. Dự đoán đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thứ 2 của Hàn Quốc, vượt qua Mỹ. Ở chiều ngược lại, Hàn Quốc cũng là nước có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 ở Việt Nam, đồng thời cũng là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Hiện nay, Hàn Quốc đang nỗ lực giảm dần sự phụ thuộc vào các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc thông qua chính sách Phương nam mới. Và Việt Nam là quốc gia nằm ở trọng tâm của chính sách này.
Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, nếu đi ngược lại với xu thế thời đại thì tất yếu sẽ bị đào thải. Do đó, cả Việt Nam và Hàn Quốc cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để cùng nhau phát triển. Đặc biệt, kinh nghiệm và nền kĩ thuật tiên tiến của SM Group sẽ là yếu tố giúp ích rất nhiều cho sự phát triển ngành vận tải biển của Việt Nam. Xin nhiệt liệt chúc mừng cho lễ kí cam kết hợp tác ngày hôm nay, đây sẽ là một sự kiện đáng nhớ trong lịch sử hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia. Xin chân thành cảm ơn!
Chủ tịch AJU News Corporation – Kwak Yong-gil
Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Văn hóa Hàn-Việt KOVECA kiêm Chủ tịch AJU News Corporation Ông Kwak Yong-gil tham dự tại buổi lễ ký kết đã phát biểu chúc mừng lễ ký kết giữa Vinalines và SM Line. Thời báo Kinh tế AJU xin giới thiêu nguyên văn bài phát biểu chúc mừng của ông tại sự kiện.
Trước hết, xin chân thành cảm ngài Thứ trưởng Bộ giao thông, chủ tịch tập đoàn Vinalines, ngài Oh Woo Huyn – chủ tịch tập đoàn SM cùng toàn thể đại diện các đơn vị cũng như các chuyên viên đã đến tham dự diễn đàn ngày hôm nay.
Kính thưa quý vị đại biểu, Việt Nam là đất nước đang nhận được sự chú ý trên trường quốc tế. Việt Nam đang viết nên một trang sử mới trong việc phát triển kinh tế, với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt 7~8%. Tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang có sự tăng trưởng vượt bậc. Năm 2016, tổng lượng hàng hóa lưu thông đạt 495,8 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2015, lượng hàng hóa container cũng đạt 12 triệu TEU. Điều này có nghĩa đã có 12 triệu container hàng hóa đã được xuất khẩu.
Việt Nam là khu vực trọng điểm trong việc giao thương quốc tế thông qua vùng biển ở phía Đông. Đó chính là lí do tại sao Việt Nam cần chú trọng đào tạo ngành vận tải biển. Bởi, sẽ rất khó để mong chờ sự phát triển lớn mạnh về kinh tế nếu không đưa được hàng hóa lên tàu và xuất ra thị trường thế giới, cho dù mặt hàng được sản xuất ra có tốt như thế nào đi chăng nữa. Việc kí kết cam kết hợp tác giữa Vinalines và SM Line có ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ là tiền đề mới cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam mà còn là cột mốc đánh dấu một hướng đi mới trong hợp tác phát triển kinh tế Việt – Hàn. Lịch sử cho thấy, những quốc gia mạnh về vận tải biển chính là những quốc gia mạnh về mậu dịch cũng như kinh tế. Hệ thống lưu thông hiện đại của SM sẽ giúp cho ngành công nghiệp vận tải biển của Việt Nam có một bước phát triển đáng kể.
Thưa quý vị đại biểu, Việt Nam và Hàn Quốc quả là có nhiều điểm tương đồng. Từ việc Phật giáo là tôn giáo phổ biến ở hai quốc gia, cho đến những nét tương đồng về mặt lịch sử, văn hóa, xã hội, và cả truyền thống từ thời cha ông với ‘tinh thần của những người đi thám hiểm’. Tất cả những điều này khiến cho hai dân tộc đang ngày càng xích lại gần nhau hơn. Năm ngoái, tổng kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước đã đạt 64 tỷ USD, Việt Nam trở thành đối tác xuất nhập khẩu đứng thứ 4 của Hàn Quốc. Dự đoán đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thứ 2 của Hàn Quốc, vượt qua Mỹ. Ở chiều ngược lại, Hàn Quốc cũng là nước có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 ở Việt Nam, đồng thời cũng là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Hiện nay, Hàn Quốc đang nỗ lực giảm dần sự phụ thuộc vào các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc thông qua chính sách Phương nam mới. Và Việt Nam là quốc gia nằm ở trọng tâm của chính sách này.
Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, nếu đi ngược lại với xu thế thời đại thì tất yếu sẽ bị đào thải. Do đó, cả Việt Nam và Hàn Quốc cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để cùng nhau phát triển. Đặc biệt, kinh nghiệm và nền kĩ thuật tiên tiến của SM Group sẽ là yếu tố giúp ích rất nhiều cho sự phát triển ngành vận tải biển của Việt Nam. Xin nhiệt liệt chúc mừng cho lễ kí cam kết hợp tác ngày hôm nay, đây sẽ là một sự kiện đáng nhớ trong lịch sử hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia. Xin chân thành cảm ơn!
Chủ tịch AJU News Corporation – Kwak Yong-gil