Kinh tế Chính trị

Thương hiệu Made in Việt Nam: Con đường ngắn nhất là chinh phục người Việt

Minh Tân (mintyni@ajunews.com)08:09 12-02-2019

[Ảnh = 남궁진웅 기자, timeid@ajunews.com] Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

 
Theo bài phỏng vấn ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) được thực hiện bởi TTXVN. Liên quan tới vấn đề tình trạng hàng Việt đang phải cạnh tranh rất gay gắt với hàng ngoại nhập; đặc biệt là dưới tác động mạnh mẽ của các hiệp định thương mại tự do; cũng như sự hiện diện ngày càng nhiều và đa dạng hơn của các kênh phân phối hiện đại của nước ngoài trên thị trường nội địa.

TTXVN cho biết, theo thông tin từ Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, năm 2019 đã có 542 doanh nghiệp chính thức đạt nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. Con số này giảm thấp hơn so với mức 640 doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao được bình chọn vào năm 2018, cũng như các năm trước đó.

Trong nội dung phỏng vấn, Ông Vũ Tiến Lộc cho biết, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và nhất là sau khi triển khai nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước đối tác, các doanh nghiệp nội địa và hàng hóa sản xuất trong nước đang đứng trước sức ép cạnh tranh và có nguy cơ “lép vế” trên thị trường sân nhà là điều khó tránh khỏi. Thậm chí, sẽ còn cạnh tranh gay gắt và khốc liệt hơn khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ đầu năm nay.

Ông Vũ Tiến Lộc cho biết "Kết quả khảo sát 5 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Viện Nghiên cứu dư luận xã hội vừa tiến hành đã phản ánh rõ thực trạng này khi đưa ra các con số như có 92% người tiêu dùng được hỏi “quan tâm” và “rất quan tâm” đến cuộc vận động, thì chỉ có 63% người tiêu dùng tự xác định khi mua hàng sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam."

Bên cạnh đó: "Có lẽ đã tới lúc, tâm thế của các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi: Chuyển từ trạng thái bị động sang trạng thái chủ động hơn. Giờ không còn là lúc dựa vào sự “ưu tiên” của người tiêu dùng. Chính các doanh nghiệp Việt cần phải chinh phục người tiêu dùng Việt. Đó là con đường duy nhất và ngắn nhất để các thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển bền vững."

Trả lời câu hỏi về vấn đề hiện nay chưa có nhiều và chưa tạo tác động lan tỏa trong việc các doanh nghiệp uy tín với thương hiệu mạnh đi tiên phong trong phong trào Hàng Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Việt Nam. Ông Vũ Tiến Lộc nhận định: "Việt Nam chưa thực sự có được những thương hiệu lớn và có sức cạnh tranh quốc tế. Ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp ô tô… trong suốt bao nhiêu năm qua vẫn chưa thoát khỏi “phận gia công”. Vì vậy, vừa qua với sự kiện trình làng thương hiệu ô tô Việt Nam đầu tiên là VinFast đã mang lại nhiều cảm xúc cho thị trường và niềm hy vọng cho một tương lai mới, một tâm thế mới đối với cộng đồng doanh nghiệp trong nước."

Qua đây, Ông cũng khẳng định: "Việc xây dựng những thương hiệu hàng đầu là sự nghiệp của các doanh nhân. Nhưng các doanh nhân cũng rất cần bệ đỡ và sự đồng hành của các cơ quan Chính phủ và cả hệ thống chính trị. Qua đó, mong muốn Chính phủ sẽ tiếp tục những nỗ lực cải cách để mở đường cho sự phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기