Kinh tế Chính trị

Ngân hàng KB Kookmin Hàn Quốc khai trương chi nhánh Hà Nội

Thanh Phương (thanhphuongdlu@ajunews.com)14:38 21-02-2019

[Ảnh=KB국민은행] Một buổi khai trương chi nhánh của ngân hàng Kookmin


Phát biểu tại lễ khai trương, Tổng Giám đốc Hur Yin cho biết, ngân hàng KB Kookmin chi nhánh Hà Nội không những cung cấp dịch vụ tài chính tối ưu hóa cho đối tượng là các DN Hàn Quốc đang xúc tiến đầu tư vào Việt Nam, mà còn có kế hoạch phát triển dịch vụ tài chính cho các khách hàng cá nhân Việt Nam bằng việc phát triển dịch vụ ngân hàng số.

Hơn nữa, thông qua việc xây dựng hệ thống liên kết giữa các công ty con của Tập đoàn Tài chính KB tại Việt Nam như: Công ty bảo hiểm rủi ro KB, Công ty chứng khoán KB…, Ngân hàng KB Kookmin có dự định xây dựng một tập đoàn cung cấp toàn diện các giải pháp liên quan đến hoạt động tài chính tại Việt Nam. Việt Nam hiện đang siết chặt thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cho các ngân hàng Hàn Quốc bởi sự tăng trưởng nóng của hệ thống các ngân hàng Hàn Quốc hiện nay. Song, với tiềm năng vững mạnh về tài chính và đội ngũ nhân lực xuất sắc, ngân hàng Kookmin đã được NHNN Việt Nam cấp giấy phép và khai trương vào đầu năm 2019.

Theo thông báo từ Ngân hàng Kookmin – Chi nhánh Hà Nội được thực hiện các hoạt động của loại hình ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật và của NHNN, gồm các hoạt động sau: (i) Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; (ii) Cấp tín dụng dưới các hình thức sau: Cho vay, chiết khấu, tái thiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán trong nước; (iii) Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; (iv) Cung ứng dịch vụ thanh toán trong nước: Cung ứng phương tiện thanh toán; Thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; (v) Mở tài khoản: Mở tài khoản tại NHNN, mở tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác; (vi) Tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia; (vii) Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; (viii) Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư; (ix) Tham gia đấu thầu, mua, bán tín phiếu Kho bạc, công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ; (x) Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; (xi) Dịch vụ môi giới tiền tệ; (xii) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn theo quy định của Luật các TCTD, Luật Chứng khoán, quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN; (xiii) Vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật NHNN và hướng dẫn của NHNN; (xiv) Vay, cho vay, gửi, nhận gửi vốn của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN; (xv) Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN.

Bởi vậy, các DN Hàn Quốc trong nước cần được cung cấp các giải pháp tài chính cũng như kết nối với công ty mẹ tại Hàn Quốc thông qua các ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tuy dân số Việt Nam gần một trăm triệu người nhưng tỷ lệ sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng còn thấp và vẫn đang ở giai đai đầu phát triển, vậy nên đây chính là thị trường có tiềm lực lớn để phát triển các dịch vụ tài chính tiên tiến của Hàn Quốc.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기