Theo Yonhap đưa tin, ngày 13 tháng 03 năm 2019, tại Belgrade, Giám đốc chống độc quyền của Hàn Quốc gọi các tập đoàn, từ đây gọi là chaebol, là tài sản quý giá của nền kinh tế lớn thứ tư Châu Á.
Thứ Ba tuần này, ông Kim Sang-jo, người đứng đầu Ủy ban Công bằng Thương Mại (FTC) đã tuyên bố rằng ông rất có thiện cảm với chaebol và cho rằng các doanh nghiệp lớn như vậy đã, đang và sẽ là một phần quan trọng của nền kinh tế.
Chaebol là tên dùng để chỉ các tập đoàn lớn của Hàn Quốc, thường là các tập đoàn đa quốc gia gồm rất nhiều doanh nghiệp quốc tế thành viên, chịu sự điều hành của một ông chủ hoặc vài thành viên thuộc cùng gia tộc. Tiêu biểu cho các chaebol này là Samsung Electronics Co. and Hyundai Motor Co.
Tuy nhiên, ông Kim cũng bổ sung thêm rằng sự tập trung quyền lực kinh tế của các chaebol cũng tạo ra một số bất lợi cho nền kinh tế. Tổng tài sản của 10 chaebol hàng đầu chiếm khoảng 80% tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc. Số người làm việc trực tiếp với họ vào khoảng 940.000 người và con số này chỉ phản ánh một phần tổng số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp.
“Điều này có nghĩa là sự tăng trưởng của chaebol không dẫn đến sự phát triển chung của nền kinh tế Hàn Quốc và sự tập trung về kinh tế đã ngăn cản sự phát triển của các công ty vừa và nhỏ trong khi chính các công ty này mới tạo ra phần lớn công ăn việc làm cho người lao động”, ông Kim đã phát ngôn trong bài phát biểu tại Belgrade khi đề cập đến các công ty vừa và nhỏ.
Ông Kim cũng chỉ trích phương pháp quản trị bằng cách sử dụng cấu trúc cổ phần kim tự tháp của chaebol. Theo đó, những người được gọi là ông chủ của chaebol là cổ đông thiểu số với tỉ lệ sở hữu trung bình 5% nhưng lại giữ vai trò thống trị. Chaebol được công nhận là tác nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong những năm gần đây nhờ vai trò xuất khẩu mũi nhọn.
Tuy nhiên, lâu nay họ vẫn bị chỉ trích vì chuyển các hợp đồng kinh doanh sinh lời cho các chi nhánh của mình và điều này làm ảnh hưởng đến cạnh tranh thị trường công bằng và gây sức em cho các công ty kinh doanh nhỏ hơn. Hàn Quốc đang cố gắng tạo ra một sân chơi công bằng cho các công ty vừa và nhỏ ở đất nước mà các tập đoàn gia đình đã thống trị nền kinh tế trong nhiều thập kỷ.