Đời sống Xã hội

Tranh cãi xung quanh công nghệ phân chia mạng (network slicing)

Minh Tân (mintyni@ajunews.com)08:15 31-05-2019
 

[Ảnh = Yonhap News]

Gần đây đang xảy ra một cuộc tranh cãi về việc áp dụng công nghệ phân chia mạng. Đây là công nghệ mới nổi đồng hành với kỷ nguyên 5G, cho phép việc cung cấp dịch vụ được trơn tru và nhanh chóng nhờ công nghệ chia sẻ tần số.

Theo ngành công nghiệp viễn thông vào ngày 30 tháng 3, các nhà mạng di động đang yêu cầu đưa ra các quy định liên quan đến việc phân chia mạng để cung cấp trơn tru các dịch vụ tùy chỉnh 5G như lái xe tự động và điều khiển từ xa.

Mặt khác, các tổ chức phi chính phủ lo lắng rằng việc phân chia mạng có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử người tiêu dùng, mặc dù các công ty lớn sẽ có lợi. Phân chia mạng là một công nghệ mới nổi cùng với thương mại hóa 5G. 5G có tốc độ truyền nhanh hơn 20 lần nhờ băng thông rộng hơn so với 4G. Về mặt kỹ thuật có thể chia một mạng thành nhiều mạng chuyên dụng, với độ trễ thấp và tăng kết nối hơn 10 lần.

Các nhà mạng cho rằng mạng lưới nên được chia thành trạm di động thông minh và tự trị giống như chia làn đường. Lái xe tự động hoặc điều khiển từ xa, một trong những ngành công nghiệp cốt lõi trong kỷ nguyên 5G, chỉ có thể cung cấp dịch vụ một cách an toàn trong trường hợp giao tiếp không bị gián đoạn và được cung cấp một môi trường giao tiếp tối ưu cho mỗi ứng dụng.

Giáo sư Kim Yun-hak, Khoa Quản lý Công nghệ Đại học Sogang cho biết: "Phân chia mạng là công nghệ giúp phân phối không gian ảo cho một nhà điều hành kinh doanh cụ thể. Đây sẽ là cơ hội để chuyển kinh doanh truyền thông, vốn chủ yếu tập trung vào kinh doanh B2C, sang B2B”. B2C (Business-to-Customer) là hình thức giao dịch thương mại doanh nghiệp với người tiêu dùng còn B2B (Business-to-business) là hình thức giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có rất nhiều rào cản phải vượt qua nếu muốn áp dụng việc phân chia mạng một cách nghiêm túc. Đầu tiên, mạng 5G thương mại hiện tại đang sử dụng có lõi là mạng 4G nên không thể trang bị công nghệ phân chia mạng. Nhu cầu và khái niệm phân chia mạng đã được chia sẻ ở một mức độ nhất định, nhưng vẫn cần tổ chức các buổi hội thảo liên quan đến cách xác định và tiêu chuẩn hóa nó.

Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế về Truyền thông Không dây (3GPP) đã đạt được thỏa thuận về cấu trúc cơ bản và quy trình vận hành phân chia mạng vào tháng 12 năm 2016, nhưng định nghĩa tiêu chuẩn thứ hai dự kiến ​​sẽ được đưa ra vào cuối năm nay.

Lee Seung-ik, nhà nghiên cứu cao cấp tại ETRI dự đoán rằng công nghệ phân chia mạng sẽ sớm được áp dụng nhờ sự ra mắt của thiết bị độc lập (SA) chỉ sử dụng mạng độc lập 5G. Nếu phân chia mạng cung cấp các tần số khác nhau cho mỗi dịch vụ thì những quy định nào sẽ được áp dụng cũng là một thách thức.

Vì công nghệ sẽ không được tiết lộ nên các cuộc thảo luận liên quan sẽ bị trì hoãn. Các bên liên quan như chính phủ, nhà điều hành kinh doanh và các nhóm dân sự đã thành lập một hội đồng chính sách truyền thông 5G nhưng không đưa ra kết luận rõ ràng. Bộ Khoa học & Công nghệ và Bộ Thông tin & Truyền thông vẫn đang thảo luận. Kim Joo-ho, phóng viên tờ Yonhap, nói: "Các công ty viễn thông không thể giải thích loại dịch vụ nào sẽ được cung cấp thông qua việc phân chia mạng và cách tính phí chúng”.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기