Giải pháp nào cho ngành công nghiệp Hàn Quốc đang bị quá phụ thuộc vào nguyên vật liệu của Nhật Bản?
Ngành công nghiệp bán dẫn của Hàn Quốc đang gặp những đám mây đen. Nguyên nhân là do chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ siết chặt xuất khẩu nguyên vật liệu dùng để sản xuất chính các chât bán dẫn và màn hình điện đoại - một trong những thế mạnh của Hàn Quốc. Các doanh nghiệp trong nước của Hàn Quốc đang rơi vào tình trạng khó khăn, bức bách tìm được hướng giải quyết.
Theo tin đưa vào ngày 2 vừa rồi, chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố rằng họ sẽ siết chặt các thủ tục xuất khẩu các vật liệu bán dẫn gồm 3 hạng mục chính là chất cản màu (resist), dung dịch ăn mòn (etching gas) và nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide) từ ngày 4 tới.
Do đó, 3 hạng mục là chất cản màu (resist), khí ăn mòn (etching gas) và nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide) sẽ phải xin phê duyệt hàng ngày theo từng đơn hợp đồng để có thể tiến hành xuất khẩu được. Thời gian từ khi đăng kí xin phê duyệt đến quá trình phê duyệt có thể mất đến 90 ngày. Trong trường hợp xấu nhất, cũng không loại bỏ khả năng không xuất khẩu được.
Chính phủ Nhật bản cũng đang xem xét nhiều kịch bản khác nhau cho quy chế mới này. Một quan chức thuộc doanh nghiệp bán dẫn cho biết: "Trước mắt chúng tôi cần phải đặt mua rất nhiều hàng dự trữ để tồn trong kho càng sớm càng tốt", Ông còn cho biết thêm: "Nếu chúng tôi dự trữ được nhiều hàng tồn kho, dù thủ tục xử lí có kéo dài đến đâu, cũng không ảnh hưởng và làm gián đoạn quy trình sản xuất ngay lập tức."
Một quan chức khác trong ngành cùng chia sẻ: "Chúng tôi sẽ không thể nhận thấy ngay được những ảnh hường xấu từ những quy chế mới thay đổi này. Tuy nhiên, phải đến khi luật mới này đi vào thực tế. Chúng tôi mới có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của nó đến sản xuất như nào".
Các công ty bán dẫn trong nước đang khẩn cấp tìm giải pháp để giải quyết vấn đề phát sinh do quy định siết chặt xuất khẩu của chính phủ Nhật Bản vào 3 mặt hàng nguyên vật liệu chính trên. Theo Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc, chất cản màu (resist) và nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide) chủ yếu được nhập khẩu đến 91,9% và 93,7% từ thị trường Nhật Bản. Riêng với dung dịch ăn mòn (etching gas) cũng được nhập khẩu đến 43,9% từ thị trường Nhật bản.
Các chuyên gia chỉ ra rằng sự việc này một lần nữa chứng minh rằng việc xây dựng biện pháp tìm nguyên vật liệu nội địa hóa là việc khẩn cấp. Nhà phê bình kinh tế Nhật Bản Naoki thông qua cuốn sách đã chỉ ra rằng nền cấu trúc công nghiệp của Hàn Quốc vẫn không có sự chuyển biến và được ví như con chim cốc. Ông phân tích và cho rằng, các doanh nghiệp Nhật Bản chỉ cần ngồi và thu lợi nhuận thông qua việc bán các nguyên vật liệu cho Hàn Quốc. Các doanh nghiệp Hàn Quốc thì quá phụ thuộc vào các nguyên vật liệu của Nhật Bản.
Các chuyên gia dự đoán rằng tầm quan trọng của các nguyên vật liệu và phụ tùng trong ngành công nghiệp 4.0 sẽ còn tăng cao hơn nữa, cần đưa ra giải pháp và kế hoạch để phát triển lĩnh vực nguyên vật liệu và phụ tùng này.
Đặc biệt, nếu các vật liệu cốt lõi được phát triển thành công, Hàn Quốc sẽ có cơ hội độc quyền thị trường dài hạn. Ngay cả khi ngành công nghiệp có vấn đề thì Hàn Quốc vẫn có thể chủ động đáp ứng nhu cầu mới dựa trên công nghệ của mình. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế thì ngành công nghiệp Hàn Quốc vẫn đang đi chậm hơn Nhật Bản ít nhất là 2 năm.
Hiện tại, chính phủ Hàn Quốc cũng đang nỗ lực để bắt kịp công nghệ Nhật Bản. Các doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc như Samsung điện tử & SK Hynix đang phối hợp với các doanh nghiệp khác để tiến hành các dự án đào tạo, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa thấy được kết quả có ý nghĩa nào được tạo ra.
Các chuyên gia khuyên rằng chính phủ và ngành công nghiệp bán dẫn của Hàn Quốc không nên tập trung vào các mục tiêu trước mắt, mà cần chú trọng vào 1 kế hoạch lâu dài thông qua việc xây dựng hệ sinh thái hợp lí. Một trong những ví dụ là mô hình mà công ty Toray của Nhật Bản đã xây dựng. Toray đã phát triển sợi carbon nhẹ hơn so với thép rất nhiều lần nhưng lại có độ cứng gấp 10 lần vào những năm 1970. Trong suốt 30 năm, Lợi nhuận của công ty này đều có giá trị âm. Tuy nhiên, năm 2006, hãng này đã thành công trong việc ký hợp đồng dài hạn với Boeing với trị giá 17 nghìn tỷ, và đang chiếm lĩnh thị trường với khoảng 70% thị yếu toàn cầu.
Ông Tag Seung-su, người đứng đầu bộ phận Chiến lược Công nghiệp tại Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Hàn Quốc cho biết: "Chính phủ cần mở rộng chính sách đầu tư vào lĩnh vực R&D để cải tiến các kĩ thuật cơ bản. Các doanh nghiệp cũng cần hoạch định cho mình những kế hoạch cụ thể để thúc đẩy ngành nguyên vật liệu trong nước",
Do đó, 3 hạng mục là chất cản màu (resist), khí ăn mòn (etching gas) và nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide) sẽ phải xin phê duyệt hàng ngày theo từng đơn hợp đồng để có thể tiến hành xuất khẩu được. Thời gian từ khi đăng kí xin phê duyệt đến quá trình phê duyệt có thể mất đến 90 ngày. Trong trường hợp xấu nhất, cũng không loại bỏ khả năng không xuất khẩu được.
Chính phủ Nhật bản cũng đang xem xét nhiều kịch bản khác nhau cho quy chế mới này. Một quan chức thuộc doanh nghiệp bán dẫn cho biết: "Trước mắt chúng tôi cần phải đặt mua rất nhiều hàng dự trữ để tồn trong kho càng sớm càng tốt", Ông còn cho biết thêm: "Nếu chúng tôi dự trữ được nhiều hàng tồn kho, dù thủ tục xử lí có kéo dài đến đâu, cũng không ảnh hưởng và làm gián đoạn quy trình sản xuất ngay lập tức."
Một quan chức khác trong ngành cùng chia sẻ: "Chúng tôi sẽ không thể nhận thấy ngay được những ảnh hường xấu từ những quy chế mới thay đổi này. Tuy nhiên, phải đến khi luật mới này đi vào thực tế. Chúng tôi mới có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của nó đến sản xuất như nào".
Các công ty bán dẫn trong nước đang khẩn cấp tìm giải pháp để giải quyết vấn đề phát sinh do quy định siết chặt xuất khẩu của chính phủ Nhật Bản vào 3 mặt hàng nguyên vật liệu chính trên. Theo Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc, chất cản màu (resist) và nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide) chủ yếu được nhập khẩu đến 91,9% và 93,7% từ thị trường Nhật Bản. Riêng với dung dịch ăn mòn (etching gas) cũng được nhập khẩu đến 43,9% từ thị trường Nhật bản.
Các chuyên gia chỉ ra rằng sự việc này một lần nữa chứng minh rằng việc xây dựng biện pháp tìm nguyên vật liệu nội địa hóa là việc khẩn cấp. Nhà phê bình kinh tế Nhật Bản Naoki thông qua cuốn sách
Các chuyên gia dự đoán rằng tầm quan trọng của các nguyên vật liệu và phụ tùng trong ngành công nghiệp 4.0 sẽ còn tăng cao hơn nữa, cần đưa ra giải pháp và kế hoạch để phát triển lĩnh vực nguyên vật liệu và phụ tùng này.
Đặc biệt, nếu các vật liệu cốt lõi được phát triển thành công, Hàn Quốc sẽ có cơ hội độc quyền thị trường dài hạn. Ngay cả khi ngành công nghiệp có vấn đề thì Hàn Quốc vẫn có thể chủ động đáp ứng nhu cầu mới dựa trên công nghệ của mình. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế thì ngành công nghiệp Hàn Quốc vẫn đang đi chậm hơn Nhật Bản ít nhất là 2 năm.
Hiện tại, chính phủ Hàn Quốc cũng đang nỗ lực để bắt kịp công nghệ Nhật Bản. Các doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc như Samsung điện tử & SK Hynix đang phối hợp với các doanh nghiệp khác để tiến hành các dự án đào tạo, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa thấy được kết quả có ý nghĩa nào được tạo ra.
Các chuyên gia khuyên rằng chính phủ và ngành công nghiệp bán dẫn của Hàn Quốc không nên tập trung vào các mục tiêu trước mắt, mà cần chú trọng vào 1 kế hoạch lâu dài thông qua việc xây dựng hệ sinh thái hợp lí. Một trong những ví dụ là mô hình mà công ty Toray của Nhật Bản đã xây dựng. Toray đã phát triển sợi carbon nhẹ hơn so với thép rất nhiều lần nhưng lại có độ cứng gấp 10 lần vào những năm 1970. Trong suốt 30 năm, Lợi nhuận của công ty này đều có giá trị âm. Tuy nhiên, năm 2006, hãng này đã thành công trong việc ký hợp đồng dài hạn với Boeing với trị giá 17 nghìn tỷ, và đang chiếm lĩnh thị trường với khoảng 70% thị yếu toàn cầu.
Ông Tag Seung-su, người đứng đầu bộ phận Chiến lược Công nghiệp tại Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Hàn Quốc cho biết: "Chính phủ cần mở rộng chính sách đầu tư vào lĩnh vực R&D để cải tiến các kĩ thuật cơ bản. Các doanh nghiệp cũng cần hoạch định cho mình những kế hoạch cụ thể để thúc đẩy ngành nguyên vật liệu trong nước",