Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sáng ngày 3/9 (theo giờ địa phương) đã tới Myanmar, điểm dừng chân thứ hai trong chuyến công du ba nước Đông Nam Á. Đây là chuyến thăm chính thức Myanmar đầu tiên của một Tổng thống Hàn Quốc trong vòng 7 năm qua.
Trong chuyến công du đến thăm Myanmar lần này, Ông đã có một cuộc hội đàm với cố vấn cấp cao quốc gia của Myanmar là bà Aung San Suu Kyi, người đang giữ chức vụ cao trong đảng liên minh quốc gia vì dân chủ. Trong bài phát biểu chung, Tổng thống Moon Jae-in, người đã đưa ra chính sách 'Hướng Nam mới' đã nhấn mạnh: " 'Kế hoạch phát triển lâu dài bền vững' của Myanmar và chính sách 'Hướng Nam mới' Hàn Quốc có nhiều điều tương đồng. Đó là những nỗ lực trong việc thúc đẩy những giá trị cộng đồng thể hiện qua ba yếu tố 'Con người, Hòa Bình, Thịnh Vượng'. Tôi hi vọng hai bên cùng nhau nỗ lực nhằm đưa hiệu quả hợp tác đôi bên lên một tầm cao mới."
Tổng thống Moon và cố vấn cấp cao Aung San Suu Kyi đưa ra thống nhất cần thúc đẩy ba hướng phát triển kinh tế. Đó là xây dựng cơ sở hạ tầng hợp tác kinh tế, thúc đẩy thịnh vượng cùng có lợi thông qua hợp tác phát triển, và thúc đẩy hợp tác chặt chẽ nhằm hướng tới hòa bình khu vực. Đây là 3 phương hướng được hai nhà lãnh đạo của 2 quốc gia đưa ra sau khi đã chắt lọc và điều chỉnh thông qua 2 chính sách 'Hướng Nam mới' và chính sách 'Kế hoạch phát triển lâu dài bền vững'.
'Kế hoạch phát triển lâu dài bền vững' của chính phủ Myanmar tập trung các vấn đề hòa bình và ổn định, thịnh vượng khu vực, phát triển mối quan hệ đối tác nhằm phát triển kinh tế trong trung và dài hạn tầm nhìn 2018~2030.
Myanmar, với dân số 5,57 triệu người, là quốc gia có GDP dường như thấp nhất với chỉ 1338 đô la (tính đến năm ngoái0. Tuy nhiên quốc gia này lại có nguồn tài nguyên thiên nhiên cao như khí đốt tự nhiên và niken.
Đặc biệt, trong cuộc hội đàm này, hai quốc gia cũng đồng ý xây dựng tổ chức tiếp nhận mang tên 'Korea Desk' nhằm tháo gỡ những vướng mắc và khó khăn của các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như thiết lập một 'Ủy ban Hợp tác Công nghiệp Thương mại Hàn Quốc-Myanmar', một cơ quan tham vấn thường xuyên cấp cao giữa hai quốc gia nhằm thiết lập một thể chế hợp tác chặt chẽ khối kinh tế liên minh Hàn Quốc và Myanmar.
Ngoài ra, chính quyền Myanmar đồng ý thành lập một trung tâm dịch vụ 'One Stop' xử lý tất cả các thủ tục cấp phép cho Khu tổ hợp công nghiệp hợp tác kinh tế Hàn Quốc-Myanmar một cách nhanh chóng. Khu tổ hợp công nghiệp này sẽ là dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đầu tiên của Tập đoàn Nhà đất và Nhà ở Hàn Quốc (LH), cùng với Bộ Xây dựng của Myanmar. Dự kiến xây dựng khoảng 680.000 pyeong ở khu vực gần Yangon, với tổng chi phí dự án là 130 tỷ won.
Quỹ hợp tác kinh tế đối ngoại cho Myanmar (EDCF) cũng sẽ được tăng lên 1 tỷ đô la. Trước đó, Nhật Bản là quốc gia tài trợ lớn nhất ở Myanmar năm 2013 với 5,3 tỷ đô la vốn đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Việc chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ mạnh tay lần này được nhận định rằng đây sẽ là sự thể hiện ý chí mạnh mẽ nâng cao vị thế của Hàn Quốc tới khối khu vực ASEAN thông qua chính sách của 'Hướng Nam mới'.
Ngoài ra, Chương trình Đối tác Đổi mới Kinh tế (EIPP), mô hình hợp tác mới của Dự án Chia sẻ Kinh nghiệm Phát triển Kinh tế (KSP), cũng sẽ được thực hiện lần đầu tiên tại Myanmar. Tổng thống Moon đã ký và trao đổi năm Biên bản ghi nhớ (MOU), bao gồm thỏa thuận cơ bản về các khoản vay của EDCF cũng như thảo thuận xây dựng tổ chức tiếp nhận mang tên 'Korea Desk' thao gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp Hàn Quốc tại Myanmar.
Trong cuộc hội đàm, Ông Moon cũng đề cập đến vấn đề Xung đột Rakhine, yêu cầu chính phủ Myanmar cần xúc tiến giải quyết nhanh chóng vấn đề thảm sát Rohingya.
Tổng thống Moon đã kết thúc ngày đầu tiên trong chuyến công du Myanmar sau khi tham dự một cuộc hội đàm với Tổng thống Win Myint và dùng tiệc tối với các nhà lãnh đạo quốc gia này.
Vào ngày 4, Ông sẽ chuyển đến Yangon, tham dự lễ khởi công Khu tổ hợp công nghiệp hợp tác kinh tế và tham dự một diễn đàn kinh doanh.
Trong chuyến công du đến thăm Myanmar lần này, Ông đã có một cuộc hội đàm với cố vấn cấp cao quốc gia của Myanmar là bà Aung San Suu Kyi, người đang giữ chức vụ cao trong đảng liên minh quốc gia vì dân chủ. Trong bài phát biểu chung, Tổng thống Moon Jae-in, người đã đưa ra chính sách 'Hướng Nam mới' đã nhấn mạnh: " 'Kế hoạch phát triển lâu dài bền vững' của Myanmar và chính sách 'Hướng Nam mới' Hàn Quốc có nhiều điều tương đồng. Đó là những nỗ lực trong việc thúc đẩy những giá trị cộng đồng thể hiện qua ba yếu tố 'Con người, Hòa Bình, Thịnh Vượng'. Tôi hi vọng hai bên cùng nhau nỗ lực nhằm đưa hiệu quả hợp tác đôi bên lên một tầm cao mới."
Tổng thống Moon và cố vấn cấp cao Aung San Suu Kyi đưa ra thống nhất cần thúc đẩy ba hướng phát triển kinh tế. Đó là xây dựng cơ sở hạ tầng hợp tác kinh tế, thúc đẩy thịnh vượng cùng có lợi thông qua hợp tác phát triển, và thúc đẩy hợp tác chặt chẽ nhằm hướng tới hòa bình khu vực. Đây là 3 phương hướng được hai nhà lãnh đạo của 2 quốc gia đưa ra sau khi đã chắt lọc và điều chỉnh thông qua 2 chính sách 'Hướng Nam mới' và chính sách 'Kế hoạch phát triển lâu dài bền vững'.
'Kế hoạch phát triển lâu dài bền vững' của chính phủ Myanmar tập trung các vấn đề hòa bình và ổn định, thịnh vượng khu vực, phát triển mối quan hệ đối tác nhằm phát triển kinh tế trong trung và dài hạn tầm nhìn 2018~2030.
Myanmar, với dân số 5,57 triệu người, là quốc gia có GDP dường như thấp nhất với chỉ 1338 đô la (tính đến năm ngoái0. Tuy nhiên quốc gia này lại có nguồn tài nguyên thiên nhiên cao như khí đốt tự nhiên và niken.
Đặc biệt, trong cuộc hội đàm này, hai quốc gia cũng đồng ý xây dựng tổ chức tiếp nhận mang tên 'Korea Desk' nhằm tháo gỡ những vướng mắc và khó khăn của các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như thiết lập một 'Ủy ban Hợp tác Công nghiệp Thương mại Hàn Quốc-Myanmar', một cơ quan tham vấn thường xuyên cấp cao giữa hai quốc gia nhằm thiết lập một thể chế hợp tác chặt chẽ khối kinh tế liên minh Hàn Quốc và Myanmar.
Ngoài ra, chính quyền Myanmar đồng ý thành lập một trung tâm dịch vụ 'One Stop' xử lý tất cả các thủ tục cấp phép cho Khu tổ hợp công nghiệp hợp tác kinh tế Hàn Quốc-Myanmar một cách nhanh chóng. Khu tổ hợp công nghiệp này sẽ là dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đầu tiên của Tập đoàn Nhà đất và Nhà ở Hàn Quốc (LH), cùng với Bộ Xây dựng của Myanmar. Dự kiến xây dựng khoảng 680.000 pyeong ở khu vực gần Yangon, với tổng chi phí dự án là 130 tỷ won.
Quỹ hợp tác kinh tế đối ngoại cho Myanmar (EDCF) cũng sẽ được tăng lên 1 tỷ đô la. Trước đó, Nhật Bản là quốc gia tài trợ lớn nhất ở Myanmar năm 2013 với 5,3 tỷ đô la vốn đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Việc chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ mạnh tay lần này được nhận định rằng đây sẽ là sự thể hiện ý chí mạnh mẽ nâng cao vị thế của Hàn Quốc tới khối khu vực ASEAN thông qua chính sách của 'Hướng Nam mới'.
Ngoài ra, Chương trình Đối tác Đổi mới Kinh tế (EIPP), mô hình hợp tác mới của Dự án Chia sẻ Kinh nghiệm Phát triển Kinh tế (KSP), cũng sẽ được thực hiện lần đầu tiên tại Myanmar. Tổng thống Moon đã ký và trao đổi năm Biên bản ghi nhớ (MOU), bao gồm thỏa thuận cơ bản về các khoản vay của EDCF cũng như thảo thuận xây dựng tổ chức tiếp nhận mang tên 'Korea Desk' thao gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp Hàn Quốc tại Myanmar.
Trong cuộc hội đàm, Ông Moon cũng đề cập đến vấn đề Xung đột Rakhine, yêu cầu chính phủ Myanmar cần xúc tiến giải quyết nhanh chóng vấn đề thảm sát Rohingya.
Tổng thống Moon đã kết thúc ngày đầu tiên trong chuyến công du Myanmar sau khi tham dự một cuộc hội đàm với Tổng thống Win Myint và dùng tiệc tối với các nhà lãnh đạo quốc gia này.
Vào ngày 4, Ông sẽ chuyển đến Yangon, tham dự lễ khởi công Khu tổ hợp công nghiệp hợp tác kinh tế và tham dự một diễn đàn kinh doanh.