Cha Sang-kyun, Viện trưởng Trường Đại học Khoa học Dữ liệu Đại học Quốc gia Seoul đã có một bài phát biểu tại Diễn dàn toàn cầu tăng trưởng kinh tế (2019 GGGF) được tổ chức tại khách sạn Plaza ở Seoul vào ngày 4 với chủ đề 'Chiến lược toàn cầu của Hàn Quốc trong kỷ nguyên AI, định hướng tương lai con người'.
Viện trưởng Cha là một người nổi tiếng trong lĩnh vực bigdata. Ông tốt nghiệp ngành kĩ thuật công nghiệp điện tại Đại học Quốc gia Seoul và có bằng tiến sĩ về kỹ thuật điện và máy tính tại Đại học Stanford. Ông bắt đầu làm việc tại Đại học Quốc gia Seoul về lĩnh vực bigdata từ năm 1992.
Ông Cha đã thành lập SAP Labs Korea vào năm 2005, ông đảm nhận trách nhiệm đào tạo nhân tài kĩ sư cũng như phát triển công nghiệp phần mềm. Mặt khác ông còn là nhân vật quan trọng đóng góp vào nền móng trong việc thúc đẩy toàn cầu hóa Đại học Quốc gia Seoul. Từ năm 2014, ông được bầu làm viện trưởng của viện nghiên cứu dữ liệu bigdata lớn nhất tại Đại học Quốc gia Seoul.
Thông qua bài phát biểu, Ông Cha nhận định nền móng cơ sở chí tuệ nhân tạo (AI) của Hàn Quốc so với những năm trước không có nhiều thay đổi.
Tháng 3 năm 2016, khi trận cờ vây giữa AlphaGo và Lee Se-dol (tuyển phủ cờ vây với 18 lần vô địch thế giới) đã kết thúc với chiến thắng áp đảo nghiêng về cỗ máy trí tuệ nhân tạo (AI) từ Google là AlphaGo, Phải đến tận thời điểm đó, Hàn Quốc mới thực sự quan tâm đến ngành trí tuệ nhận tạo AI. Tuy nhiên ông Cha cũng nhận định rằng nhìn một cách khách quan thì ngành công nghệ trí tuệ nhân tạo của Hàn Quốc vẫn chưa có nhiều sự thay đổi đặc biệt.
Tiếp theo buổi diễn đàn, Ông Cha giới thiệu về các tình hình thực tiễn của Google tại Mỹ. Ông nói: "Gần đây tôi có chuyến đến thăm cơ sở của Google Deep Mind, công ty đã tạo ra phần mềm AlphaGo. Điểm đặc biệt tôi nhận ra là Deep Mind không chỉ cải tiến dừng lại ở AlphaGo, mà họ đang dẫn đầu nền tảng của AI trên trường quốc tế. Với chỉ có vài chục nhà phát triển ban đầu, nay Deep Mind đã mở rộng số lượng nhân tài của mình lên 1.000 người". Đây có thể cho thấy rằng khoảng cách về nền tảng AI giữa Hàn Quốc so với các nước hàng đầu toàn cầu như Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng xa.
Ông nhấn mạnh thêm: "Để thu hẹp khoảng cách với các nước hàng đầu trong lĩnh vực AI như Mỹ và Trung Quốc, Hàn Quốc cần đưa ra các lựa chọn thay thế trong một thị trường toàn cầu thứ ba. Hàn Quốc cần xây dựng một hệ thống AI duy nhất kết hợp công nghệ của Đức. Đưa Đức trở thành một đối tác chiến lược lâu dài."
Mặt khác, Hàn Quốc cũng cần phải xây dựng và mở rộng các viện nghiên cứu cộng đồng chuyên môn về lĩnh vực Ai. Ông khẳng định mình sẽ là người đi đầu trong việc thành lập Trường Cao học Khoa học Dữ liệu của Đại học Quốc gia Seoul. Trường đại học khoa học dữ liệu sẽ là trường tuyển sinh tất cả các sinh viên tốt nghiệp từ các ngành khác nhau, đào tạo sau đại học và tập trung phát triển tài năng khoa học dữ liệu chuyên nghiệp cho các nhân tài này.
"Trường Cao học Khoa học Dữ liệu sẽ mở các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ vào tháng 3 năm 2020 để tập trung vào các chương trình giảng dạy xoay quanh các lĩnh vực giáo dục khởi nghiệp và đào tạo vận dụng dữ liệu. Đã đến lúc chúng ta cần xây dựng một mô hình mới về đào tạo các nhân tài quốc gia."
Viện trưởng Cha là một người nổi tiếng trong lĩnh vực bigdata. Ông tốt nghiệp ngành kĩ thuật công nghiệp điện tại Đại học Quốc gia Seoul và có bằng tiến sĩ về kỹ thuật điện và máy tính tại Đại học Stanford. Ông bắt đầu làm việc tại Đại học Quốc gia Seoul về lĩnh vực bigdata từ năm 1992.
Ông Cha đã thành lập SAP Labs Korea vào năm 2005, ông đảm nhận trách nhiệm đào tạo nhân tài kĩ sư cũng như phát triển công nghiệp phần mềm. Mặt khác ông còn là nhân vật quan trọng đóng góp vào nền móng trong việc thúc đẩy toàn cầu hóa Đại học Quốc gia Seoul. Từ năm 2014, ông được bầu làm viện trưởng của viện nghiên cứu dữ liệu bigdata lớn nhất tại Đại học Quốc gia Seoul.
Thông qua bài phát biểu, Ông Cha nhận định nền móng cơ sở chí tuệ nhân tạo (AI) của Hàn Quốc so với những năm trước không có nhiều thay đổi.
Tháng 3 năm 2016, khi trận cờ vây giữa AlphaGo và Lee Se-dol (tuyển phủ cờ vây với 18 lần vô địch thế giới) đã kết thúc với chiến thắng áp đảo nghiêng về cỗ máy trí tuệ nhân tạo (AI) từ Google là AlphaGo, Phải đến tận thời điểm đó, Hàn Quốc mới thực sự quan tâm đến ngành trí tuệ nhận tạo AI. Tuy nhiên ông Cha cũng nhận định rằng nhìn một cách khách quan thì ngành công nghệ trí tuệ nhân tạo của Hàn Quốc vẫn chưa có nhiều sự thay đổi đặc biệt.
Tiếp theo buổi diễn đàn, Ông Cha giới thiệu về các tình hình thực tiễn của Google tại Mỹ. Ông nói: "Gần đây tôi có chuyến đến thăm cơ sở của Google Deep Mind, công ty đã tạo ra phần mềm AlphaGo. Điểm đặc biệt tôi nhận ra là Deep Mind không chỉ cải tiến dừng lại ở AlphaGo, mà họ đang dẫn đầu nền tảng của AI trên trường quốc tế. Với chỉ có vài chục nhà phát triển ban đầu, nay Deep Mind đã mở rộng số lượng nhân tài của mình lên 1.000 người". Đây có thể cho thấy rằng khoảng cách về nền tảng AI giữa Hàn Quốc so với các nước hàng đầu toàn cầu như Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng xa.
Ông nhấn mạnh thêm: "Để thu hẹp khoảng cách với các nước hàng đầu trong lĩnh vực AI như Mỹ và Trung Quốc, Hàn Quốc cần đưa ra các lựa chọn thay thế trong một thị trường toàn cầu thứ ba. Hàn Quốc cần xây dựng một hệ thống AI duy nhất kết hợp công nghệ của Đức. Đưa Đức trở thành một đối tác chiến lược lâu dài."
Mặt khác, Hàn Quốc cũng cần phải xây dựng và mở rộng các viện nghiên cứu cộng đồng chuyên môn về lĩnh vực Ai. Ông khẳng định mình sẽ là người đi đầu trong việc thành lập Trường Cao học Khoa học Dữ liệu của Đại học Quốc gia Seoul. Trường đại học khoa học dữ liệu sẽ là trường tuyển sinh tất cả các sinh viên tốt nghiệp từ các ngành khác nhau, đào tạo sau đại học và tập trung phát triển tài năng khoa học dữ liệu chuyên nghiệp cho các nhân tài này.
"Trường Cao học Khoa học Dữ liệu sẽ mở các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ vào tháng 3 năm 2020 để tập trung vào các chương trình giảng dạy xoay quanh các lĩnh vực giáo dục khởi nghiệp và đào tạo vận dụng dữ liệu. Đã đến lúc chúng ta cần xây dựng một mô hình mới về đào tạo các nhân tài quốc gia."