Dịch tả lợn châu Phi (ASF) đang lây lan nhanh chóng từ lợn nuôi sang cả trường hợp lợn rừng. Đã 25 ngày kể từ khi vụ xác nhận dịch tả lợn châu Phi đầu tiên được phát hiện vào ngày 3, dịch bệnh này đã lây lan nhanh chóng tại Hàn Quốc. Hiện đã có hơn 20 con lợn rừng được phát hiện mắc dịch tả ASF.
Chính phủ Hàn Quốc đang chịu chỉ trích lớn khi tuyên bố phòng chống dịch nghiêm ngặt nhưng các trường hợp phát sinh bệnh vẫn liên tiếp được xác nhận.
Trước đó, kể từ ngày 9 tháng 10, dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã không phát sinh một thời gian. Thông thường, thời gian ủ bệnh của dịch ASF là 4 đến 19 ngày.
Tuy nhiên, vào ngày 2 tháng 11, vụ việc phát sinh dịch tả lợn châu Phi thứ 20 tại Hàn Quốc đã được phát hiện ở 1 con lợn rừng tại khu Cheorwon, Gangwon-do.
Dịch tả lợn châu Phi phát sinh trên lợn nuôi đã tạm lắng nhưng chúng đang lan rộng xung quanh lợn rừng.
Chính phủ Hàn Quốc khẳng định rằng họ sẽ mở rộng hàng rào xung quanh khu vực phát hiện lợn rừng mắc bệnh tuy nhiên hành động này bị chỉ trích là hành động ứng phó chậm chạp.
Vào ngày 16 tháng 9, khi trường hợp đầu tiên phát sinh dịch bênh ASF tại một trang trại lợn ở Paju, Gyeonggi-do, chính phủ đã xem nhẹ khả năng dịch bệnh này lây lan từ lợn rừng. Tuy nhiên chỉ sau đó không lâu, các vụ việc phát sinh trên lợn rừng liên tiếp phát sinh và khó kiểm soát kể từ ngày 15 tháng 10.
Cục Điều tra Lập pháp đã công bố 1 báo cáo với chủ đề 'Hiện trạng phát sinh dịch tả lợn Châu Phi và Nhiệm vụ Tương lai' gần đây. Trong bản báo cáo, đơn vị này nhấn mạnh nguyên nhân khả năng dịch bệnh này lây lan từ lợn rừng là nhỏ. Đơn vị này đề cập rằng các trường hợp phát sinh dịch bệnh đầu tiên chủ yếu xuất hiện tập trung vào chăn nuôi lợn.
Báo cáo chỉ ra rằng, "Ngay cả khi dịch bệnh tạm lắng xuống, chính phủ cần đưa ra các biện pháp lập hàng rào chắn và phòng trừ lây lan dịch bệnh".
Một đại diện của đơn vị này còn cho biết, "Cần phải tăng cường phòng thủ như giám sát lợn rừng thông qua sự hợp tác của các tổ chức liên quan và tích cực kiểm soát các quần thể như bắt lợn rừng."
Tuy nhiên trong bối cảnh cấp bách này, chính phủ Hàn Quốc vẫn chỉ đưa ra thông báo đang tiến hành các biện pháp phòng tránh lây lan mà chưa có nhiều động thái cụ thể.
Ứớc tính rằng có hàng chục ngàn con lợn rừng ở biên giới mang mầm bệnh có khả năng lây lan ở diện tích lớn vẫn chưa được kiểm soát. Trong khi chính phủ vẫn loay hoay đi tìm kiếm nguyên nhân phát sinh bệnh đầu tiên thì dịch bệnh ngày càng có khả năng lây lan ở diện rộng.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng nguyên nhân phát sinh bệnh đầu tiên tại Hàn Quốc là từ các con lợn rừng ở khu biên giới tiếp giáp với Bắc Triều Tiên. Dù nguyên nhân là từ lợn rừng hay do đâu đi chăng nữa, để dịch bệnh không phát sinh trầm trọng hoặc có thời gian ủ bệnh rồi bùng phát, chính phủ Hàn Quốc không chỉ cần nhanh chân hơn trong việc tìm nguyên nhân gây bệnh mà còn phải sát sao thực hiện các biện pháp trong công tác phòng tránh lây lan.