Năm ngoái, cứ 100 cặp vợ chồng kết hôn thì trong đó có đến 9,2 cặp là gia đình đa văn hóa. Số vụ kết hôn với người nước ngoài tại Hàn Quốc đã giảm trong 7 năm gần đây từ năm 2010 và đột nhiên tăng trở lại vào năm 2016.
Theo "Thống kê dân số đa văn hóa 2018" do Văn phòng thống kê quốc gia công bố vào ngày 6 tháng 6 năm ngoái, 23.373 cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài đã tăng 8,5% so với năm 2017. Hôn nhân có yếu tố nước ngoài là hôn nhân trong 1 cặp vợ chồng có 1 người là không phải là người Hàn Quốc mà là người ngoại quốc.
Năm ngoái, số lượng vụ kết hôn là 258.000 vụ, giảm 2,6% so với năm trước, tuy nhiên tỷ lệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là 9,2%, tăng 0,9% so với năm trước (8,3%).
Theo hình thức kết hôn có yếu tố nước ngoài, trường hợp trong 1 cặp kết hôn mà người vợ là người nước ngoài (67,0%) chiếm tỉ trọng cao nhất. Chủ yếu quốc tịch của họ đến từ Việt Nam (30%), Trung Quốc (21,6%) và Thái Lan (6,6%). Tỷ lệ kết hôn giữa vợ Việt Nam và Thái Lan tăng lần lượt 2,3% và 1,9% so với năm 2017 và trong khi tỷ lệ kết hôn giữa người Hàn với người Trung Quốc giảm 3,4%.
Giám đốc bộ phận xu hướng dân số của Cục thống kê Kim Jin cho biết "Việt Nam và Thái Lan là những khu vực chịu ảnh hưởng của làn sóng Kpop". Các cơ quan phân tích rằng nhận thức về Hàn Quốc tại các quốc gia này đã tăng lên thông qua Làn sóng Hàn Quốc, do đó đã ảnh hưởng đến sự gia tăng tỷ lệ kết hôn đa văn hóa.
Ngoài ra, việc cải thiện môi trường hôn nhân của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại Hàn Quốc nhờ những chính sách Hợp nhất hôn nhân quốc tế của chính phủ và sự hỗ trợ của các gia đình đa văn hóa cũng được là một yếu tố ảnh hưởng tích cực đến xu thế này.
Tỷ lệ kết hôn có yếu tố nước ngoài theo từng khu vực là Jeju (12%), tiếp theo là Chungnam (10,7%) và thấp nhất ở Sejong (4,5%) và Daejeon (7,3%).
Tuy nhiên, những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài trước đây vốn tập trung ở các khu vực nông thôn nay đã được mở rộng nhanh chóng ở khu vực thành thị.
Tại Seoul, số lượng các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài tăng 3,8% so với năm trước, tỉ trọng trong các vụ cả nước cũng tăng từ 8,5% trong năm 2017 lên 9,1%.
Số vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài năm 2018 là 1.254, giảm 0,5% so với năm trước và tỷ lệ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong số tất cả các vụ ly hôn là 9,4%, giảm 0,3 điểm so với năm trước (9,7%). Điều này cho thấy sự ổn định của gia đình đa văn hóa gần đây.
Năm ngoái, số lượng vụ kết hôn là 258.000 vụ, giảm 2,6% so với năm trước, tuy nhiên tỷ lệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là 9,2%, tăng 0,9% so với năm trước (8,3%).
Theo hình thức kết hôn có yếu tố nước ngoài, trường hợp trong 1 cặp kết hôn mà người vợ là người nước ngoài (67,0%) chiếm tỉ trọng cao nhất. Chủ yếu quốc tịch của họ đến từ Việt Nam (30%), Trung Quốc (21,6%) và Thái Lan (6,6%). Tỷ lệ kết hôn giữa vợ Việt Nam và Thái Lan tăng lần lượt 2,3% và 1,9% so với năm 2017 và trong khi tỷ lệ kết hôn giữa người Hàn với người Trung Quốc giảm 3,4%.
Giám đốc bộ phận xu hướng dân số của Cục thống kê Kim Jin cho biết "Việt Nam và Thái Lan là những khu vực chịu ảnh hưởng của làn sóng Kpop". Các cơ quan phân tích rằng nhận thức về Hàn Quốc tại các quốc gia này đã tăng lên thông qua Làn sóng Hàn Quốc, do đó đã ảnh hưởng đến sự gia tăng tỷ lệ kết hôn đa văn hóa.
Ngoài ra, việc cải thiện môi trường hôn nhân của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại Hàn Quốc nhờ những chính sách Hợp nhất hôn nhân quốc tế của chính phủ và sự hỗ trợ của các gia đình đa văn hóa cũng được là một yếu tố ảnh hưởng tích cực đến xu thế này.
Tỷ lệ kết hôn có yếu tố nước ngoài theo từng khu vực là Jeju (12%), tiếp theo là Chungnam (10,7%) và thấp nhất ở Sejong (4,5%) và Daejeon (7,3%).
Tuy nhiên, những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài trước đây vốn tập trung ở các khu vực nông thôn nay đã được mở rộng nhanh chóng ở khu vực thành thị.
Tại Seoul, số lượng các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài tăng 3,8% so với năm trước, tỉ trọng trong các vụ cả nước cũng tăng từ 8,5% trong năm 2017 lên 9,1%.
Số vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài năm 2018 là 1.254, giảm 0,5% so với năm trước và tỷ lệ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong số tất cả các vụ ly hôn là 9,4%, giảm 0,3 điểm so với năm trước (9,7%). Điều này cho thấy sự ổn định của gia đình đa văn hóa gần đây.