Đời sống Xã hội

Ủy ban thương mại công bằng Hàn Quốc phê duyệt cho phép công ty SK Broadband-Tivroad và LG Uplus-CJ Hell sáp nhập thành một công ty

응웬티탐 (Choiketu93@ajunews.com)11:27 11-11-2019
Đơn xin Sáp nhập giữa công ty SK Broadband-Tivroad và LG Uplus-CJ Hello đã được Ủy ban thương mại công bằng Hàn Quốc phê duyệt. Tuy nhiên nếu thực sự hai công ty này được sáp nhập làm 1, những lo ngại về việc tăng giá phí thuê bao TV sẽ phát sinh trong ba năm tới do chế độ độc nguyền ngày càng tăng cao.
Thị trường truyền hình có trả phí tại Hàn Quốc sẽ ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn bởi các tên tuổi như LG Uplus (24,5%) và SK Broadband (23,9%) và KT (30,1%).

Trong khi đó, các công ty toàn cầu như Netflix, Google và Disney cũng đang cố gắng mở rộng kinh doanh tại thị trường Hàn Quốc này.

Chủ tịch Fair Trade Choo-woong cho biết vào ngày 10, "Chúng tôi đã phê duyệt việc sáp nhập 2 công ty thành một để đáp ứng kịp thời với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ và thị trường truyền hình. Việc sáp nhập 2 công ty được coi là biện pháp đưa ra nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng".

LG Uplus đã ký hợp đồng mua lại 50% + 1 cổ phần của CJ Hello từ CJ ENM vào tháng 3 vừa rồi. Trong khi đó SK Telecom và Taekwang Group đã công bố thỏa thuận sáp nhập với SK Broadband-Tivroad vào tháng 5 trước đó.

Việc sáp nhập này trong tương lai sẽ tăng sự thông trị và độc quyền trên thị trường truyền hình Hàn Quốc. Để hạn chế những vấn đề này, 2 công ty này đã phải ký kết những thỏa thuận đến cuối năm 2022 về các hạng mục như sau: △ Cấm tăng mức tỷ lệ lạm phát giấy phép truyền hình cáp △ Cấm việc tự ý cắt giảm các kênh truyền hình cáp và các kênh yêu thích của người tiêu dùng △ Cấm từ chối việc gia hạn các kênh truyền hình giá rẻ của người tiêu dùng △ Cấm yêu cầu người tiêu dùng 1 cách bắt buộc, chuyển đổi các gói truyền hình giá thấp sang các gói truyền hình giá cao.

Ngoài ra, để bảo vệ các thuê bao cáp 8VSB, đơn vị này cũng đã hứa đưa ra một sản phẩm kết hợp bao gồm truyền hình cáp 8VSB nhằm thu hẹp khoảng cách kênh giữa 8VSB và kỹ thuật số. Mặt khác.

Tuy nhiên, lệnh cấm bán chéo, vốn là một vấn đề gây tranh cãi lúc đầu đã không nằm trong thỏa thuận nhận phê duyệt sáp nhập lần này. Trong ngắn hạn, KFTC cho biết mặc dù những biện pháp trong bản thỏa thuận này có thể hạn chế cạnh tranh không lành mạnh và đẩy mạnh lợi ích của người tiêu dùng, tuy nhiên sau khi thời gian 3 năm kết thúc thì trường hợp sẽ hoàn toàn khác.

Chủ tịch Choo-woong cho biết, "Việc hạn chế tăng phí bản quyền truyền hình và thay đổi số lượng kênh có thể thay thế những lo ngại do bán chéo."

Trước đó vào năm 2016, Ủy ban thương mại công bằng Hàn Quốc (FTC) đã từ chối phê duyệt sáp nhập giữa SK Broadband và CJ Hello. Tuy nhiên sau ba năm qua, đơn xin sáp nhập này đã được phê duyệt. Chủ tịch Choo-wook cho biết, "Khác với quá khứ, cấu trúc của thị trường truyền hình trả phí đã được tổ chức lại để tập trung kỹ thuật số. Việc chúng tôi hạn chế tăng chi phí đăng kí gói truyền hình và số kênh đã phần nào làm giảm những rủi ro về bán chéo. Mặc khác các doanh nghiệp đang nâng cấp hệ thống liên kết, nhằm cung cấp cho người tiêu dùng nhiều gói cước tiện tích hơn."

Việc phê duyệt sáp nhập sẽ tăng cường cạnh tranh trong thị trường truyền hình trả phí. Sau khi sáp nhập, thị phần của SK Broadband đã tăng từ 14,3% lên 23,9% và LG Uplus từ 11,9% lên 24,5%. Khoảng cách với KT hàng đầu (30,1%) cũng sẽ thu hẹp đáng kể. Ngoài ra, những người khổng lồ toàn cầu như Netflix, Google và Disney cũng đang mở rộng ảnh hưởng ở thị trường nội địa. Điều này cho thấy thị trường truyền hình trả phí tại Hàn Quốc có sức hút, và có khả năng sẽ được tổ chức lại trong thời gian tới.
 

Bà cho Sung-wook, chủ tịch Ủy ban Thương mại Công bằng trả lời về việc sáp nhập của SK Broadband-Tive Road, LG Uplus-CJ Hello tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc vào ngày 8 [Ảnh = Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc cung cấp]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기