THẾ GIỚI

Giá dầu quốc tế vẫn chưa thể ổn định kể cả khi đã đạt được thỏa thuận giảm 9,7 triệu thùng

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)14:02 14-04-2020
OPEC "Trên thực tế có thể cắt giảm 20 triệu thùng"…Cuối cùng thì kẻ chiến thắng là Mỹ và Mexico Giá dầu dự kiến sẽ giảm 20 USD do sản lượng giảm vẫn chưa nhiều

Cuộc họp OPEC+ trực tuyến của các quốc gia xuất khẩu dầu lớn trên thế giới vào ngày 9/4 [Ảnh=Reuters/Yohnap News]

Cuộc chiến giá dầu, đe dọa mốc 20 USD cuối cùng cũng đi đến hồi kết.

Vào ngày 12/4 (theo giờ địa phương), OPEC+ (liên minh của cơ quan xuất khẩu dầu mỏ OPEC và 10 nước sản xuất dầu lớn) đã tổ chức một cuộc họp video khẩn cấp và cuối cùng đã đồng ý cắt giảm 9,7 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong hai tháng từ ngày 1/5 đến hết tháng 6. Đây là kết quả sau một tháng khi Ả Rập Saudi và Nga bước vào cuộc chiến giá dầu khi các cuộc đàm phán trừ OPEC+ thất bại vào tháng trước.

Trong vòng 2 tháng tới bắt đầu từ đầu tháng 5 đến hết tháng 6, 23 quốc gia thuộc OPEC+ sẽ đồng ý cắt giảm lượng  sản xuất mỗi ngày ▲ 2,5 triệu thùng ở Saudi và Nga ▲ 1 triệu thùng ở Iraq ▲ 700.000 thùng ở UAE ▲ 420.000 thùng ở Nigeria ▲ 100.000 thùng ở Mexico, v.v. tổng cộng là 9,7 triệu thùng. Sau đó, từ tháng 7 đến cuối năm nay, mỗi ngày sẽ giảm 7,7 triệu thùng mỗi ngày và từ tháng 1~4/2022, mỗi ngày sẽ giảm 5,8 triệu thùng. Số lượng cắt giảm đã được tăng thêm lần lượt là 300.000 thùng và 200.000 thùng so với thỏa thuận tạm thời vào ngày 9/4 vừa qua. Số lượng cắt giảm dựa trên tiêu chuẩn lượng sản xuất vào 10/2018.

◆ "Trên thực tế có thể cắt giảm 20 triệu thùng"…Quốc gia được hưởng lợi nhất là Mỹ và Mexico

Quy mô cắt giảm ban đầu là 10 triệu thùng mỗi ngày tuy nhiên cuối cùng chỉ đạt được thỏa thuận giảm 9,7 triệu thùng mỗi ngày, tuy nhiên đây là lượng cắt giảm sản xuất lớn nhất được OPEC+ thông qua. Đây cũng là cách giúp các nhà sản xuất dầu và ngành công nghiệp dầu mỏ có thể tránh được cuộc khủng hoảng sụp đổ giá dầu bằng việc giảm  10% lượng cung toàn thế giới.

Hãng Reuters cho biết 1 số dự báo của OPEC+ cho thấy nguồn cung dầu thô có thể giảm đáng kể, đạt mức 20 triệu thùng mỗi ngày.

Đầu tiên, Ả Rập Saudi, UAE và Kuwait đã tăng sản lượng trong tháng này, do đó mức giảm sản lượng toàn cầu trong tháng 4 là 12 triệu đến 13 triệu thùng mỗi ngày. Ngoài ra, ba quốc gia này được biết là tự nguyện cắt giảm thêm 2 triệu thùng mỗi ngày bên cạnh hạn ngạch giảm.

OPEC+ cũng đang thúc đẩy 1 cách không công khai việc giảm 4 triệu đến 5 triệu thùng mỗi ngày bởi các quốc gia không phải là thành viên như Hoa Kỳ, Canada, Brazil, Indonesia và Na Uy. Vào ngày 15 tới đây, cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng sẽ công bố kế hoạch mua dự trữ chiến lược 3 triệu thùng mỗi ngày trong vòng 2 tháng.

Trong khi đó, nhiều hãng thông tấn nước ngoài như Wall Street Journal (WSJ) và Bloomberg đã chỉ ra rằng tổng thống Mexico Lopez Obador và tổng thống Mỹ Donald Trump là những người chiến thắng trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng lần này.

Thay vì yêu cầu cắt giảm 400.000 thùng mỗi ngày Mexico đã giảm hạn ngạch xuống còn 100.000 thùng mỗi ngày vừa giúp cho công ty dầu mỏ quốc doanh Pemex đồng thời cũng giảm gánh nặng về mặt chính trị.

Cùng với cuộc khủng hoảng Covid19, Tổng thống Trump, người phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan do giá dầu quốc tế lao dốc, cũng đã may mắn dập tắt được 'đám cháy' khủng hoảng giá dầu. Điều này là do Mỹ có sự lo lắng không nhỏ khi ngành công nghiệp đá phiến với cơ cấu chi phí sản xuất cao với tình trạng giá dầu tiếp tục duy trì ở mức thấp có thể sẽ khiến các doanh nghiệp phá sản và kéo theo khủng hoảng thất nghiệp và suy thoái kinh tế của Mỹ.

◆ Ngay cả khi khối lượng sản xuất giảm, giá dầu vẫn chưa thực sự ổn định…Khả năng 'sụp đổ giá dầu' vẫn còn

Ngay sau khi đạt được thỏa thuận, giá dầu Brent giao kỳ hạn tháng 6 đã tăng lên 8%, đạt 33 USD/thùng. Giá dầu thô West Texas (WTI) trong tháng 5 cũng tăng gần 6% lên gần mức 25 USD. Sau đó, Dầu Brent và Dầu WTI tăng nhẹ và được giao dịch ở mức tương ứng từ 31 USD và 23 USD.

Hiện tại, thị trường và ngành công nghiệp có thể thở dài nhẹ nhõm.

Cùng ngày, Daniel Yergin phó chủ tịch của IHS Markit, một công ty nghiên cứu cùng với Ngân hàng Đầu tư Pháp BNP Paribas đã nói với Reuters rằng "nếu không có thỏa thuận lần này giá dầu quốc tế sẽ sụp đổ không có điểm dừng và tấn công thị trường tài chính", "Đó là một dấu hiệu tích cực cho thấy giá dầu đã thoát khỏi viễn cảnh chạm đáy."

Tuy nhiên cũng có không ít ý kiến thất vọng khi số lượng cắt giảm sản xuất vẫn chưa đủ để ngăn chặn tình trạng dư cung toàn cầu.

Các ngân hàng đầu tư toàn cầu nói rằng "đây là 1 thỏa thuận lịch sử, nhưng vẫn chưa đủ" và cho biết vẫn còn áp lực giảm giá dầu. Trong tình huống nhu cầu dầu thô cần giảm 30 triệu thùng mỗi ngày do cuộc khủng hoảng Covid19, không thể bù đắp sự thu hẹp của nhu cầu bằng cách giảm đi có 9,7 triệu thùng mỗi ngày như thế này được.

Sau thỏa thuận này, Morgan Stanley tăng nhẹ dự báo về dầu WTI và Brent trong quý II/2020 lên lần lượt 22,5 USD lên 25 USD và từ 30 USD lên 35 USD, nhưng Goldman Sachs và UBS vẫn dự đoán rằng giá dầu sẽ tiếp tục giảm thêm nữa trong những tuần tới. .

John Hilder, giám đốc quỹ phòng hộ năng lượng Again Capital trả lời ohongr vấn tại CNBC "Trong những tuần tới sẽ có lúc giá dầu toàn cầu đe dọa mốc 20 USD."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기