THẾ GIỚI

"Hồng Kông không phải là Trung quốc"

응웬옥민 (okmyong99@ajunews.com)14:29 29-05-2020
"Hồng Kông không phải là Trung Quốc. Hồng Kông là nơi mà đảm bảo quyền tự do ngôn luận khác hẳn với sự kiểm duyệt chặt chẽ mạng xã hội và các phần mềm chat như Wechat của Trung quốc". Đây là câu trả lời của 1 nhân viên văn phòng tại Hồng Kông khi người này đang tập trung trước tòa nhà Landmark khu vực sầm uất nhất Hồng Kông được hỏi về quan điểm Đạo luật An ninh Hồng Kông và Luật quốc gia.

Biểu tình tại Hồng Kông phản đối luật an ninh Hồng Kôngvà luật quốc gia[Ảnh=Yonhap]

Hội đồng lập pháp Hồng Kông đã thẩm định lần thứ hai về luật quốc gia, nếu luật được thông qua có thể phạt tối đa ba năm tù đối với những người báng bổ quốc kỳ của Trung Quốc.

Hàng trăm người biểu tình đã tập hợp tại Trung tâm Hồng Kông, Causeway Bay và Mongkok để lên án luật quốc gia và luật an ninh Hồng Kông.

Đoàn biểu tình đã hô to khẩu hiệu như "cuộc cách mạng thời đại giải phóng Hồng Kông", "Cảnh sát độc ác hãy cút đi", đồng thời cũng hát những bài hát như "thời đại cách mạng giải phóng Hồng Kông", tượng trưng cho cuộc biểu tình Hông Kông.

Một phụ nữ ở độ tuổi 20 trong đoàn biểu tình khi phóng viên hỏi:"bạn có sợ không?", ngay lập tức cô đã trả lời rằng "Tuyệt đối không bao giờ sợ".

Trước đó vào ngày 22/5 tại lễ khai mạc của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung quốc, dự thảo luật an ninh Hồng Kông đã được giới thiệu và nội dung chính là việc cấm và trừng phạt các thế lực nước ngoài can thiệp vào nội bộ Hồng Kông, chia rẽ quốc gia, lật đổ chế độ quốc gia, các hoạt động khủng bố.

Nếu luật an ninh Hồng Kông được thi hành, người tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc có thể bị kết án tối đa lên tới 30 năm tù.

Người phụ nữ này tiếp tục nói: "Năm ngoái, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để ngăn chặn "Luật chuyển giao tội phạm" mà chính phủ Hồng Kông đã thúc đẩy. Lần này, chúng tôi sẽ cố gắng ngăn chặn luật an ninh Hồng Kông bằng sức mạnh của người dân Hồng Kông."

Tuy nhiên, năm nay số lượng người tham gia biểu tình hiện tại thấp hơn nhiều so với cuộc biểu tình chống lại luật chuyển giao tội phạm năm ngoái.

Vào ngày 12 tháng 6 năm ngoái, khi hội đồng lập pháp Hồng Kông xem xét dự luật giao nộp tội phạm, hàng chục ngàn người dân đã tập trung xung quanh hội đồng lập pháp và biểu tình phản đối tất cả các con đường lân cận.

Kết quả của cuộc biểu tình này đã đã dẫn đến việc chính quyền Hồng  Kông thông báo rút lại luật chuyển giao tội phạm vào tháng 9 năm ngoái.

Tuy nhiên, hôm nay quy mô của cuộc biểu tình nhỏ hơn rất nhiều so với 1 năm về trước. Do số lượng người biểu tình nhỏ nên họ đã không thể đi xung quanh hội đồng lập pháp mà phải tổ chức các cuộc biểu tình rải rác ở Central và Causeway Bay.

Tại ngã tư trước tòa nhà Landmark, nơi diễn ra cuộc biểu tình, số lượng phóng viên và cảnh sát trấn áp cuộc biểu tình nhiều hơn so với đoàn biểu tình.

Cảnh sát đã huy động 3.500 người để giữ gìn an ninh và trấn áp người biểu tình con số quá ít khi vào tháng 6 năm người biểu tình đã bao vây hội đồng lập pháp và hơn 5000 cảnh sát.

[Ảnh=Yonhap]

Ông Huh, một người biểu tình  nói: "Các cuộc biểu tình kéo dài gần một năm, Trung Quốc đang gây áp lực cho người Hồng Kông bằng cách đưa ra luật an ninh Hồng Kông mạnh hơn nhiều so với luật chuyển giao tội phạm" và "Người Hồng Kông đang mệt mỏi vì nghĩ rằng họ sẽ chẳng nhận được bất cứ thứ gì".

Hơn nữa, năm nay, người Hồng Kông đang phải chịu sự suy thoái kinh tế nhanh chóng khi đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hồng Kông trong quý đầu tiên ghi nhận mức tăng trưởng -8,9% so với cùng kỳ năm ngoái và đang trải qua suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.

Do đó, theo các tài liệu thống kê số lượng người thất nghiệp trong nhiều ngành công nghiệp như khách sạn, du lịch, phân phối và nhà hàng đang tăng vọt và số lượng người dân muốn ổn định xã hội hơn là biểu tình yêu cầu dân chủ hóa.

Ngày hôm đó, những người biểu tình hầu như không thể tiếp cận được xung quanh hội đồng lập pháp thẩm định luật pháp quốc gia.

Xung quanh hội đồng lập pháp, cảnh sát trấn áp các cuộc biểu tình được bố trí ở khắp nơi, và một rào chắn được làm từ một thùng nhựa lớn chứa nước bao quanh hội đồng lập pháp.

Khi leo lên cầu vượt dẫn đến hội đồng lập pháp có thể nhìn thấy các trạm kiểm soát, nếu tất cả những ai tiếp cận khu vực này sẽ phải xuất trình chứng minh thư báo chí và chứng minh thư của Hồng Kông.

Cảnh sát đã thiết lập các trạm kiểm soát trên mỗi con đường hoặc cầu nối dẫn đến hội đồng lập pháp, và ngăn chặn tất cả người dân tiếp cận với hội đồng lập pháp, ngoại trừ cơ quan chính phủ, công chức lập pháp và phóng viên.

Các nhà lập pháp của đảng đối lập nhấn mạnh rằng luật an ninh Hồng Kông có ý nghĩa quan trọng nên cần phải được đem ra thảo luận nhưng  chủ tịch hội đồng lập pháp đã từ chối và nói rằng: "Luật an ninh Hồng Kông được thông qua bởi đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung quốc nên nếu đem thảo luận ở Hồng Kông sẽ là không phù hợp.

Điều đặc biệt là dù có thẩm định dự luật nhận được sự quan tâm lớn của người dân Hồng Kông thì cũng hầu như không có khán giả.

Được biết, ngày hôm đó, phía hội đồng lập pháp đã giới hạn số lượng người dân có thể theo dõi quá trình thẩm định luật pháp quốc gia xuống còn 5 người.

Chủ tịch Carol Eung của Liên đoàn Công đoàn Hồng Kông, một tổ chức lao động của Hồng Kông, đã bị từ chối tham dự phiên họp lập pháp vào ngày hôm đó và chỉ trích rằng "Thật vô lý khi người dân không thể theo dõi dự luật quan trọng như vậy" và "Điều này tước đi quyền được biết của người dân".

Tại Hồng Kông, đã có rất nhiều chỉ trích, phê phán về tính hợp pháp của việc ban hành Luật An ninh Hồng Kông và việc người dân Hồng Kông không thể tham gia vào quá trình ban hành Luật An ninh Hồng Kông và Luật Quốc gia.

Mâu thuẫn giữa Hồng Kông và Trung quốc sẽ còn tăng cao quanh các vấn đề như luật an ninh Hồng Kông và luật quốc gia.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기