Báo cáo của Viện phát triển giáo dục…"Tôn trọng sự đa dạng là chìa khóa cho bình đẳng giới"
Vào ngày 29, theo báo cáo của Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc (KEDI) về 'Sự khác biệt nhận thức về giới tính trong cuộc sống và thành tích của người trưởng thành' có thể thấy rằng trong giai đoạn 2011~2018, điểm số trong 'khái niệm bản thân' (Self-concept) của nam giới Hàn Quốc luôn cao hơn so với nữ giới.
Các nhà nghiên cứu cũng đã ghi nhận được kết quả tương tự sau khi theo dõi quá trình trưởng thành của 6.908 người đang học năm thứ nhất của trường trung học cơ sở (tương đương học sinh lớp 7 tại Việt Nam) năm 2005 tới khi bước sang tuổi 20 vào năm 2011 cho đến tận năm 2018.
◆ Phụ nữ luôn có suy nghĩ không tích cực về cả 'đánh giá tích cực về bản thân' và 'hài lòng với cuộc sống'
'Khái niệm bản thân' được đánh giá trên thang điểm 5, có nghĩa là điểm càng cao, bạn càng tích cực về bản thân.
Cụ thể, kể từ năm 2014 trở đi 'khái niệm bản thân' về học vấn liên quan đến khả năng học tập của nam giới luôn được duy trì ở mức 3,17 điểm. Còn đối với nữ giới, số điểm này đạt 3.10 vào năm 2014, nhưng đã giảm dần xuống chỉ còn 3,04 điểm vào năm 2018.
Ngay cả trong 'khái niệm bản thân' không thuộc lĩnh vực học vấn như xã hội, tình cảm và thể chất thì nam giới trong giai đoạn 2011~2018 vẫn đạt 3,51 đến 3,62 điểm, cao hơn so với nữ giới (3,41 đến 3,52 điểm).
Mức độ hài lòng của nam giới đối với cuộc sống cũng cao hơn nữ giới. Cụ thể mức độ hài lòng về cuộc sống gần đây nhất trong năm 2018 là 69,47 đối với nam và 68,19 đối với nữ.
Tỷ lệ suy nghĩ đến việc tự tử (đôi khi + thường xuyên) của nữ giới Hàn Quốc là 27,65% vào năm 2018, cao hơn gần gấp đôi so với nam giới (13,86%).
Theo kết quả phân tích người ta thấy rằng đàn ông dành nhiều thời gian cho việc phát triển bản thân còn phụ nữ dành thời gian cho việc tương tác gia đình, làm việc nhà và quản lý ngoại hình.
◆ "Những chuẩn mực về ngoại hình và hành vi đối với người phụ nữ là quá cứng nhắc…Cần có sự giáo dục về tính đa dạng"
Các nhà nghiên cứu sau khi phân tích toàn diện các khía cạnh của 'khái niệm bản thân', sự hài lòng về cuộc sống và mục đích sử dụng thời gian đã rút ra kết luận là phụ nữ Hàn Quốc không thật sự hài lòng với cuộc sống của mình đồng thời còn gặp nhiều căng thẳng. Phân tích chỉ ra rằng những kỳ vọng áp đặt lên phụ nữ của phụ huynh và nhà trường là quá mức khiến cho nhiều cá nhân đang gặp phải xung đột với chính cái tôi của mình.
Tuổi trưởng thành sớm là giai đoạn bị ảnh hưởng của giáo dục tiểu học và trung học cơ sở cũng như tác động của phụ huynh vẫn còn khá lớn.
Các nhà nghiên cứu cho biết "Xã hội hiện nay không thực sự không lành mạnh khi áp đặt suy nghĩ là phụ nữ thì phải hành động hoặc ăn mặc như thế này hoặc như thế kia theo một chuẩn mực cứng nhắc. Việc công nhận và tôn trọng sự đa dạng là cần thiết để thực hiện bình đẳng giới. Đặc biệt, đó là chìa khóa cho vấn đề bình đẳng giới nơi mà phụ huynh và giáo viên có thể tạo ra thái độ và bầu không khí tôn trọng và gợi mở các quyết định cũng như suy nghĩ độc lập của con em mình."