Kinh tế Chính trị

Hàn Quốc: Mức lương tối thiểu cho năm 2021 là 8.720 won, tăng 1,5%

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)08:40 14-07-2020
Mức lương tối thiểu cho năm 2021 tại Hàn Quốc đã được quyết định là 8.720 won, tăng 1,5% so với năm nay.

Xu hướng của mức lương tối thiểu qua các năm [Ảnh=Yonhap News]

Ủy ban tiền lương tối thiểu, một tổ chức đối thoại xã hội cân nhắc và quyết định mức lương tối thiểu, đã tổ chức cuộc họp lần thứ 9 tại Khu liên hợp chính phủ Sejong vào sáng ngày 14 và quyết định mức lương tối thiểu cho năm tới là 8.720 won/giờ.

Con số này cao hơn 130 won (1,5%) so với mức lương tối thiểu của năm nay (8.590 won).

Mức lương tối thiểu cho năm tới đã được bầu dựa trên đề án của Ủy ban lợi ích công cộng với 9 phiếu 'tán thành' và 7 phiếu 'không tán thành' bao gồm 7 thành viên của Uy ban người sử dụng lao động và 9 thành viên Ủy ban lợi ích công cộng đã tham gia bỏ phiếu.

Tại cuộc họp, có 5 thành viên của Ủy ban Lao động do Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc giới thiệu và 2 người thuộc Ủy ban người sử dụng lao động đã phản đối đề án của Ủy ban lợi ích công cộng và rời khỏi cuộc họp.

Ủy ban tiền lương tối thiểu có tổng cộng 27 thành viên, bao gồm 9 người trong Ủy ban người lao động, 9 người trong Ủy ban người sử dụng lao động và 9 người trong Ủy ban lợi ích công cộng. Tại cuộc họp hôm nay, đã có 4 người thuộc công nhân của Liên đoàn Công đoàn Dân chủ toàn quốc vắng mặt, không tham dự cuộc họp.

Mức tăng lương tối thiểu 1,5% trong năm tới là mức tăng thấp nhất kể từ năm 1988, khi hệ thống lương tối thiểu của quốc gia lần đầu tiên được thực hiện. Tỷ lệ tăng lương thấp nhất cho đến nay là năm 1998 với mức tăng 2,7% do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch coronavirus mới (Covid19) gây ra, mức tăng lương tối thiểu làn này là kết quả của việc xem xét những khó khăn trong quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các chủ doanh nghiệp kinh doanh tự do nhỏ lẻ.

Trong cuộc thảo luận về mức lương tối thiểu, Covid19 là tác nhân chính gây nên khó khăn trong việc điều chỉnh mức lương. Giới lao động cho rằng cần phải ưu tiên bảo vệ sinh kế của tầng lớp người lao động có mức lương thấp. Tuy nhiên, giới kinh doanh lại bảo vệ ý kiến về vấn đề phải nhanh chóng giảm bớt khó khăn kinh tế cho các doanh nghiệp.

Trước đó, giới lao động đã đề xuất mức 10.000 won (tăng 16,4%) còn giới kinh doanh lại đưa ra mức 8.410 won (giảm 2,1%) đủ để cho thấy rõ sự khác biệt quan điểm giữa hai bên.

Sau khi các bản sửa đổi đầu tiên được đệ trình bởi cả hai bên của giới lao động và giới kinh doanh thì các thành viên của Ủy ban lợi ích công cộng đã đưa ra phạm vi tiền lương tối thiểu là từ 8.620 đến 9.110 won (tương ứng với mức tăng 0,3~6,1%) tuy nhiên vẫn không thể nhận được sự đồng tình của cả 2 giới. Do đó, Ủy ban lợi ích công cộng đã quyết định ban hành đề án riêng với mức 8.720 won.

Theo Luật Tiền lương tối thiểu, Ủy ban tiền lương tối thiểu sẽ phải đệ trình lên Bộ trưởng Bộ Lao động mức lương tối thiểu đề xuất cho năm tiếp theo.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Lao động phải công bố mức lương tối thiểu cho năm tới trước ngày 5/8. Nếu mức lương tối thiểu được công bố, nó sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1 năm sau.

Trước thông báo lương tối thiểu của năm tới, cả hai bên người lao động và chủ sử dụng lao động đều có thể khiếu nại về tiền lương tối thiểu và Bộ trưởng Lao động có thể yêu cầu xem xét lại mức lương tối thiểu nếu cho rằng có lý do phản đối. Tuy nhiên, trong lịch sử của hệ thống lương tối thiểu ở Hàn Quốc chưa từng có tiền lệ về việc điều chỉnh lại mức lương tối thiểu sau khi Ủy ban tiền lương tối thiểu đệ trình đề án lên Bộ lao động.

Mức lương tối thiểu là một hệ thống bảo vệ người lao động có mức lương thấp bằng cách buộc tất cả người sử dụng lao động phải trả mức lương ngang bằng hoặc cao hơn mức lương được đưa ra. Mức lương tối thiểu không chỉ ảnh hưởng đến sinh kế của người lao động mà còn cả nền kinh tế nói chung.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기