Báo cáo "Tương lai ngành bán lẻ" của Bain & Company…Đề xuất 6 chiến lược đổi mới
Sự lây nhiễm coronavirus mới (Covid19) đã trở thành lý do chính đáng để tái tổ chức lại ngành bán lẻ trực tuyến. Theo đó, người ta dự đoán rằng các khu vực châu Á - Thái Bình Dương chẳng hạn như Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ dẫn đầu về đổi mới kỹ thuật số đối với các lĩnh vực liên quan.
Công ty tư vấn toàn cầu Bain & Company đã dự đoán như vậy trong báo cáo "Tương lai của ngành bán lẻ" vào ngày 1/9 đồng thời chia sẻ chiến lược thành công ở thị trường châu Á - Thái Bình Dương.
Theo Bain & Company, thị trường bán lẻ toàn cầu đã tăng trưởng 18,4% từ năm 2014~2019 và hơn 3/4 doanh số tăng trưởng đến từ Châu Á Thái Bình Dương.
Trong giai đoạn này, các nhà bán lẻ châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng cao hơn 4,5 lần so với các khu vực khác và doanh số bán hàng trực tuyến tăng gấp 1,7 lần.
Trong đó, tỷ lệ các nhà bán lẻ tham gia trực tuyến ở Trung Quốc và Hàn Quốc đều đạt 28% và ghi nhận tốc độ tăng trưởng hàng năm là 32% và 21% từ năm 2014~2019.
Ji-cheol Kang, một đối tác trong bộ phận phân phối và hàng tiêu dùng của Bain & Company cho biết “So với các khu vực khác, Trung Quốc và Hàn Quốc có rất nhiều công ty đa dạng đang dẫn đầu về đổi mới kỹ thuật số. Điều này tạo ra một hệ sinh thái kích thích việc đổi mới kỹ thuật số nhanh hơn và mạnh mẽ hơn."
Ông nhận xét rằng "Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với tiềm năng thị trường bán lẻ và mức độ đổi mới kỹ thuật số cao sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành bán lẻ toàn cầu trong tương lai."
Báo cáo cũng nêu ra sáu chiến lược ứng phó để thành công ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả ở thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc.
Đầu tiên, ông khuyên rằng cần phải đề xuất các sản phẩm siêu tiện lợi và giá cực rẻ do tiêu dùng đang bị phân cực mạnh mẽ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do Covid19.
Ngoài ra, ông cũng chỉ ra rằng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các sản phẩm đang được tìm kiếm ngày càng nhiều thông qua WeChat, KakaoTalk và TikTok, vì vậy cần phải xây dựng lộ trình bán hàng chi tiết.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng doanh thu trên mỗi m2 tại một đại siêu thị trong năm 2014~2019 giảm 6% ở Hàn Quốc và 14% ở Trung Quốc.
Ngoài ra, ông cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc sử dụng dữ liệu lớn (big data), hợp tác với những gã khổng lồ kỹ thuật số như SSG.COM của Hàn Quốc và dịch vụ giao hàng trong ngày của Coupang, Alibaba và Kakao.
Đối tác Ji-cheol Kang cho biết "Có thể nói Covid19 đã thúc đẩy sự thay đổi mô hình trong ngành bán lẻ. Đây là cơ hội cho các công ty dẫn đầu sự đổi mới, nhưng đồng thời cũng là một cuộc khủng hoảng lớn đối đối với các công ty chưa có sự chuẩn bị trong lĩnh vực kỹ thuật số."
Theo Bain & Company, thị trường bán lẻ toàn cầu đã tăng trưởng 18,4% từ năm 2014~2019 và hơn 3/4 doanh số tăng trưởng đến từ Châu Á Thái Bình Dương.
Trong giai đoạn này, các nhà bán lẻ châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng cao hơn 4,5 lần so với các khu vực khác và doanh số bán hàng trực tuyến tăng gấp 1,7 lần.
Trong đó, tỷ lệ các nhà bán lẻ tham gia trực tuyến ở Trung Quốc và Hàn Quốc đều đạt 28% và ghi nhận tốc độ tăng trưởng hàng năm là 32% và 21% từ năm 2014~2019.
Ji-cheol Kang, một đối tác trong bộ phận phân phối và hàng tiêu dùng của Bain & Company cho biết “So với các khu vực khác, Trung Quốc và Hàn Quốc có rất nhiều công ty đa dạng đang dẫn đầu về đổi mới kỹ thuật số. Điều này tạo ra một hệ sinh thái kích thích việc đổi mới kỹ thuật số nhanh hơn và mạnh mẽ hơn."
Ông nhận xét rằng "Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với tiềm năng thị trường bán lẻ và mức độ đổi mới kỹ thuật số cao sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành bán lẻ toàn cầu trong tương lai."
Báo cáo cũng nêu ra sáu chiến lược ứng phó để thành công ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả ở thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc.
Đầu tiên, ông khuyên rằng cần phải đề xuất các sản phẩm siêu tiện lợi và giá cực rẻ do tiêu dùng đang bị phân cực mạnh mẽ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do Covid19.
Ngoài ra, ông cũng chỉ ra rằng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các sản phẩm đang được tìm kiếm ngày càng nhiều thông qua WeChat, KakaoTalk và TikTok, vì vậy cần phải xây dựng lộ trình bán hàng chi tiết.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng doanh thu trên mỗi m2 tại một đại siêu thị trong năm 2014~2019 giảm 6% ở Hàn Quốc và 14% ở Trung Quốc.
Ngoài ra, ông cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc sử dụng dữ liệu lớn (big data), hợp tác với những gã khổng lồ kỹ thuật số như SSG.COM của Hàn Quốc và dịch vụ giao hàng trong ngày của Coupang, Alibaba và Kakao.
Đối tác Ji-cheol Kang cho biết "Có thể nói Covid19 đã thúc đẩy sự thay đổi mô hình trong ngành bán lẻ. Đây là cơ hội cho các công ty dẫn đầu sự đổi mới, nhưng đồng thời cũng là một cuộc khủng hoảng lớn đối đối với các công ty chưa có sự chuẩn bị trong lĩnh vực kỹ thuật số."