Đời sống Xã hội

Năm ngoái Hàn Quốc ghi nhận 78.000 tài khoản viễn thông lừa đảo…Con số cao nhất từ trước tới nay

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)10:11 12-10-2020
Yoo Dong Soo "Các cơ quan tài chính chưa hề có giải pháp triệt để…Cần các hành động toàn diện từ chính phủ"
Người ta phát hiện ra rằng có khoảng 78.000 tài khoản đã được sử dụng để gian lận tài chính viễn thông, chẳng hạn như lừa đảo bằng giọng nói (lừa đảo tài chính qua điện thoại) xảy ra ở Hàn Quốc vào năm ngoái. Có nghĩa là mỗi ngày có trung bình 215 tài khoản được sử dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo.
 

[Ảnh=Ủy ban tài chính]

Theo dữ liệu từ Dịch vụ Giám sát Tài chính, 'Tình trạng Tài khoản Sử dụng Gian lận Theo Đạo luật Hoàn trả Thiệt hại do Gian lận Viễn thông' của một thành viên của Ủy ban Các vấn đề Chính trị của Quốc hội và thành viên Đảng Dân chủ Yoo Dong-soo thì năm 2019 đã ghi nhận 78.302 tài khoản được sử dụng để gian lận tài chính viễn thông vào năm ngoái, mức cao nhất từ ​​trước đến nay.

Đây là mức tăng gấp 4,5 lần so với con số 17.357 vào năm 2011, khi Dịch vụ Giám sát Tài chính bắt đầu tổng hợp các số liệu thống kê liên quan.

Khi nhìn vào số lượng tài khoản được sử dụng để gian lận tài chính viễn thông trong 9 năm qua (2011~2019) theo từng ngân hàng, ngân hàng Kookmin (66.091) ghi nhận nhiều tài khoản được sử dụng để lừa đảo nhất. Tiếp theo là Ngân hàng Shinhan (46.735), Ngân hàng Woori (42.288) và Ngân hàng Công nghiệp (34.030).

Trong cùng thời kỳ, trong lĩnh vực tài chính tương hỗ, Nonghyup có số lượng cao nhất với 90.525 trường hợp, tiếp theo là Saemaul Geumgo (33.433) và bưu điện (25.926).

Gần đây, các trường hợp sử dụng Kakao Bank, một ngân hàng internet được ra mắt vào năm 2017, cũng đã tăng lên đáng kể. Trong 3 năm từ năm 2017 cho đến năm 2019, 3.284 tài khoản đã được sử dụng để gian lận.

Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành 'Đạo luật đặc biệt về ngăn ngừa thiệt hại do gian lận tài chính viễn thông và hoàn trả thiệt hại' vào năm 2012, và thành lập hội đồng tham vấn của 7 tổ chức bao gồm Ủy ban Dịch vụ Tài chính, Dịch vụ Giám sát Tài chính, Bộ Tư pháp, Cơ quan Cảnh sát, Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin và Truyền thông, và Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc. .

Tuy nhiên, số vụ gian lận tài chính vẫn tăng lên hàng năm.

Theo dữ liệu của Dịch vụ Giám sát Tài chính, số vụ thiệt hại do gian lận tài chính và viễn thông trong 4 năm qua tăng dần theo từng năm với 45.921 vụ vào năm 2016 (192,4 tỷ KRW), 50.013 vụ vào năm 2017 (243,1 tỷ KRW) và 70.218 vụ vào năm 2018 (440 tỷ KRW) và năm 2019 là 72.488 vụ (672 tỷ KRW).

Tỷ lệ số tiền hoàn trả so với số thiệt hại chỉ dừng ở mức 22% năm 2016, 25% năm 2017, 23% năm 2018 và 28% năm 2019. Theo đó có thể thấy tỉ lệ hoàn trả trong cả 4 năm chỉ nằm trong khoảng 20%.

Hội đồng tham vấn đã thành lập được 9 năm nhưng đến nay mới tổ chức được 17 cuộc họp. Nghị sĩ Yoo chỉ ra rằng có 10 cuộc họp tại chỗ và 7 cuộc họp bằng văn bản đã được tiến hành theo cách thức không hề có kế hoạch.

Người ta thấy rằng, Ủy ban Dịch vụ Tài chính, cơ quan dẫn đầu hội đồng cũng không hề được trang bị nhân lực chuyên trách về gian lận tài chính viễn thông và các ngân sách liên quan.

Nghị sĩ Yoo chỉ trích "Ủy ban Dịch vụ Tài chính, phụ trách hội đồng thực tế, đã thông báo rằng họ sẽ thiết lập một hệ thống cảnh báo chung với Cơ quan Cảnh sát Quốc gia và Dịch vụ Giám sát Tài chính khi một phương pháp, thủ đoạn lừa đảo mới hoặc biến thể xuất hiện, nhưng tính đến nay chỉ mới có hai cảnh báo được đưa ra do sự hợp tác giữa các bộ liên quan. Tôi nghi ngờ liệu hội đồng toàn chính phủ có thực sự nắm bắt được hiện trạng và sẵn sàng xóa bỏ gian lận tài chính như lừa đảo bằng giọng nói hay không."

Nghị sĩ Yoo cũng lên tiếng thúc giục, "Sự dễ dàng và trì hoãn của các cơ quan tài chính đang gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng tài chính. Các cơ quan tài chính phải đưa ra các biện pháp tỉ mỉ và thực tế để loại bỏ các hành vi gian lận lừa đảo."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기