"Chỉ người nước ngoài mới là người mang mầm bệnh?"
Lo ngại về vấn đề bài ngoại·phân biệt đối xử
"Không phải tất cả người nước ngoài đều mang mầm bệnh coronavirus mới (Covid19), nhưng lệnh (hành chính) bắt buộc tất cả người nước ngoài phải đi xét nghiệm là rất kỳ thị và bạo lực."
Cô Im, 34 tuổi, có chồng đến từ Bắc Mỹ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua Kakao Talk thực hiện sau khi gửi email cho Yonhap News vào ngày 17.
Anh P, chồng của Im, sống ở Yongin, tỉnh Gyeonggi, nói rằng khi tỉnh Gyeonggi gần đây công bố "lệnh kiểm tra Covid19 với người ngoại quốc", anh ấy đã không thoải mái với nhiều vấn đề khác nhau như liệu anh ấy có phải là đối tượng được kiểm tra hay không và phải đi đến đâu hay làm như thế nào để được kiểm tra.
Được biết, tin tức về lệnh hành chính đã được ban hành thông qua các báo cáo trên phương tiện truyền thông và SNS (dịch vụ mạng xã hội), tuy nhiên vẫn chưa hề có thông báo bằng văn bản hay tin nhắn hoặc điện thoại đến những đối tượng cần đi kiểm tra.
Vì Covid19 là một đại dịch toàn cầu nên cô Im cảm thấy không công bằng khi chỉ có người nước ngoài mới phải đi kiểm tra bằng cách đưa ra một "lệnh hành chính bắt buộc", mặc dù người nước ngoài vẫn luôn tuân thủ các biện pháp phòng dịch cũng như sẵn sàng hợp tác tham gia chống dịch.
Cô Im cho biết, "Kể từ khi Covid19 bắt đầu lây lan, các ca lây nhiễm tập thể xảy ra tại các nhà thờ Tin lành đã không được phát hiện cho đến tận bây giờ. Thế nhưng chính quyền lại chưa từng ban hành yêu cầu toàn bộ những người theo đạo phải đi khám Covid19. Trong khi đó, có vẻ như vì vụ lây nhiễm nhóm đã xảy ra hai hoặc ba lần trong ký túc xá của công nhân nước ngoài ở Gyeonggi-do, nên người ta kết luận rằng khả năng lây nhiễm cao là do người nước ngoài mang mầm bệnh?"
Sau khi có hỏi chính quyền Gyeonggi-do, cô Im cho biết "Nếu là người nước ngoài nhưng có quốc tịch (hộ chiếu) Hàn Quốc thì cũng được loại trừ ra khỏi đối tượng bắt buộc phải khám Covid19. Ngay sau khi biết được điều này, tôi tự hỏi liệu có phải những người mang hộ chiếu nước khác sẽ dễ bị nhễm virus hơn còn những người có hộ chiếu Hàn Quốc thì khả năng lây nhiễm sẽ thấp hơn hay không. Hơn nữa, tôi nghe nói rằng người nước ngoài làm việc tại Gyeonggi-do nhưng có nơi cư trú là Seoul cũng không phải đối tượng phải kiểm tra Covid19 theo lệnh hành chính nói trên."
Ngoài Im thì cũng có rất nhiều người bày tỏ thái độ bất bình về quy định khám Covid19 bắt buộc này.
Một phụ nữ Mỹ, bạn của Im, đã nghe được tin này và nói với Im rằng đó vừa là phân biệt chủng tộc (Racism) vừa là phân biệt đối xử (Discrimination) công khai.
Cô Im nói thêm “Nếu lây nhiễm xảy ra ở tại một nhà máy có nhiều lao động nước ngoài, thì những người Hàn Quốc làm việc cùng nhà máy cũng nên được kiểm tra, thế nhưng thực tế là nhân viên Hàn Quốc không thuộc đối tượng phải đi khám Covid."
“Tôi lo ngại rằng hình ảnh của Hàn Quốc trong mắt bạn bè thế giới sẽ xấu đi,” cô Im cho biêt khi đề cập đến một bài báo trên Reuters có tiêu đề với hàm ý ám chỉ hành động này của Hàn Quốc sẽ dẫn đến chủ nghĩa bài ngoại (Xenophobia).
Im nói, "Việc ban bố lệnh hành chính này không phải là một biện pháp thích hợp. Đây là một sự vi phạm nhân quyền rõ ràng và là một tình huống dẫn đến bài ngoại và phân biệt đối xử. Theo tôi được biết, nếu vi phạm lệnh hành chính thì phải nộp phạt tới 3 triệu won. Đây thực sự là một biện pháp cưỡng chế rất bạo lực, tôi nghĩ chính quyền Hàn Quốc nên cân nhắc rút lại lệnh."
Cô Im, 34 tuổi, có chồng đến từ Bắc Mỹ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua Kakao Talk thực hiện sau khi gửi email cho Yonhap News vào ngày 17.
Anh P, chồng của Im, sống ở Yongin, tỉnh Gyeonggi, nói rằng khi tỉnh Gyeonggi gần đây công bố "lệnh kiểm tra Covid19 với người ngoại quốc", anh ấy đã không thoải mái với nhiều vấn đề khác nhau như liệu anh ấy có phải là đối tượng được kiểm tra hay không và phải đi đến đâu hay làm như thế nào để được kiểm tra.
Được biết, tin tức về lệnh hành chính đã được ban hành thông qua các báo cáo trên phương tiện truyền thông và SNS (dịch vụ mạng xã hội), tuy nhiên vẫn chưa hề có thông báo bằng văn bản hay tin nhắn hoặc điện thoại đến những đối tượng cần đi kiểm tra.
Vì Covid19 là một đại dịch toàn cầu nên cô Im cảm thấy không công bằng khi chỉ có người nước ngoài mới phải đi kiểm tra bằng cách đưa ra một "lệnh hành chính bắt buộc", mặc dù người nước ngoài vẫn luôn tuân thủ các biện pháp phòng dịch cũng như sẵn sàng hợp tác tham gia chống dịch.
Cô Im cho biết, "Kể từ khi Covid19 bắt đầu lây lan, các ca lây nhiễm tập thể xảy ra tại các nhà thờ Tin lành đã không được phát hiện cho đến tận bây giờ. Thế nhưng chính quyền lại chưa từng ban hành yêu cầu toàn bộ những người theo đạo phải đi khám Covid19. Trong khi đó, có vẻ như vì vụ lây nhiễm nhóm đã xảy ra hai hoặc ba lần trong ký túc xá của công nhân nước ngoài ở Gyeonggi-do, nên người ta kết luận rằng khả năng lây nhiễm cao là do người nước ngoài mang mầm bệnh?"
Sau khi có hỏi chính quyền Gyeonggi-do, cô Im cho biết "Nếu là người nước ngoài nhưng có quốc tịch (hộ chiếu) Hàn Quốc thì cũng được loại trừ ra khỏi đối tượng bắt buộc phải khám Covid19. Ngay sau khi biết được điều này, tôi tự hỏi liệu có phải những người mang hộ chiếu nước khác sẽ dễ bị nhễm virus hơn còn những người có hộ chiếu Hàn Quốc thì khả năng lây nhiễm sẽ thấp hơn hay không. Hơn nữa, tôi nghe nói rằng người nước ngoài làm việc tại Gyeonggi-do nhưng có nơi cư trú là Seoul cũng không phải đối tượng phải kiểm tra Covid19 theo lệnh hành chính nói trên."
Ngoài Im thì cũng có rất nhiều người bày tỏ thái độ bất bình về quy định khám Covid19 bắt buộc này.
Một phụ nữ Mỹ, bạn của Im, đã nghe được tin này và nói với Im rằng đó vừa là phân biệt chủng tộc (Racism) vừa là phân biệt đối xử (Discrimination) công khai.
Cô Im nói thêm “Nếu lây nhiễm xảy ra ở tại một nhà máy có nhiều lao động nước ngoài, thì những người Hàn Quốc làm việc cùng nhà máy cũng nên được kiểm tra, thế nhưng thực tế là nhân viên Hàn Quốc không thuộc đối tượng phải đi khám Covid."
“Tôi lo ngại rằng hình ảnh của Hàn Quốc trong mắt bạn bè thế giới sẽ xấu đi,” cô Im cho biêt khi đề cập đến một bài báo trên Reuters có tiêu đề với hàm ý ám chỉ hành động này của Hàn Quốc sẽ dẫn đến chủ nghĩa bài ngoại (Xenophobia).
Im nói, "Việc ban bố lệnh hành chính này không phải là một biện pháp thích hợp. Đây là một sự vi phạm nhân quyền rõ ràng và là một tình huống dẫn đến bài ngoại và phân biệt đối xử. Theo tôi được biết, nếu vi phạm lệnh hành chính thì phải nộp phạt tới 3 triệu won. Đây thực sự là một biện pháp cưỡng chế rất bạo lực, tôi nghĩ chính quyền Hàn Quốc nên cân nhắc rút lại lệnh."