Trước quyết định nâng thời gian cách ly lên 28 ngày sau khi nhập cảnh của Chính phủ Việt Nam, lo lắng về việc quy định này có thể gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Hàn Quốc, Đại sứ quán Hàn Quốc, Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc (KORCHAM) và các tổ chức kinh tế lớn đã gửi công văn đến cơ quan chức năng Việt Nam, đề nghị nới lỏng quy định cách ly sau nhập cảnh.
Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc (KORCHAM) tại Việt Nam đã gửi công văn đến Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian cách ly sau nhập cảnh cho nhân sự của các doanh nghiệp Hàn Quốc. KORCHAM giải thích đến nay không có ca lây nhiễm nào trong cộng đồng liên quan đến người nhập cảnh từ Hàn Quốc vào Việt Nam theo chế độ nhập cảnh đặc biệt, sau khi kết thúc cách ly 14 ngày. Do đó, cơ quan này rất mong Chính phủ Việt Nam xem xét nối lại chế độ nhập cảnh đặc biệt đang bị tạm dừng.
Trước đó, chuyến bay nhập cảnh đặc biệt vốn dự kiến đến Việt Nam vào ngày 28/4 đã bị hoãn vô thời hạn, chuyến bay ngày 13/5 và 28/5 tới đây vẫn chưa được phía Việt Nam phê duyệt.
Các tổ chức như Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, Hội người Hàn tại Hà Nội, trường quốc tế Hàn Quốc tại Hà Nội, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội cũng đã gửi công văn chung đến Văn phòng Thủ tướng Việt Nam. Trong công văn, các tổ chức bày tỏ lo ngại việc gia hạn cách ly tại nhà thêm một tuần sau khi cách ly tập trung trong 21 ngày sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. 200.000 kiều bào Hàn Quốc và 9.300 doanh nghiệp Hàn Quốc bị gián đoạn công việc và phải từ bỏ các dự án đang triển khai tại Việt Nam do thời gian cách ly quá dài là một việc rất đáng tiếc. Để điều này không xảy ra, các tổ chức đề nghị Chính phủ Việt Nam xem xét lại việc rút ngắn thời gian cách ly.
Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cũng đã khởi động nhóm ứng phó khẩn cấp liên quan đến vụ việc lần này và gửi công văn đến các cơ quan liên quan như Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và Văn phòng Thủ tướng Việt Nam, yêu cầu xem xét việc nới lỏng thời gian cách ly. Đại sứ quán Hàn Quốc hối thúc Chính phủ Việt Nam cân nhắc đến thời gian cách ly sau nhập cảnh được Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến nghị là 14 ngày bởi vậy việc cách ly 28 ngày là quá nhiều, đồng thời yêu cầu sự hợp tác từ các cơ quan Chính phủ Việt Nam liên quan đến việc nhập cảnh đặc biệt.
Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam ngày 7/5 vừa qua đã mở cuộc họp đối sách khẩn cấp do Đại sứ Park Noh-wan chủ trì, với sự tham gia của người đứng đầu các tổ chức người Hàn tại Việt Nam như Hiệp hội doanh nhân Hàn Quốc, Hội người Hàn tại Hà Nội. Ngày 10/5, lãnh đạo các tập đoàn và doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam như KORCHAM, Cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), hãng điện tử Samsung, LG đã nhóm họp, thảo luận về đối sách khẩn cấp.
Các doanh nghiệp lo ngại việc kéo dài thời gian cách ly sau nhập cảnh có thể gây gián đoạn việc kinh doanh, cản trở hoạt động của nhân sự các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp do bị trì trệ thời gian thi công, chậm trễ trong việc thu hồi vốn và khiến khách hàng không hài lòng.
Sau khi liên tiếp xuất hiện các ca nhiễm COVID-19 là người nhập cảnh đã hoàn thành thời gian cách ly hai tuần, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 của Chính phủ Việt Nam quyết định thực thi đối sách phòng dịch mới, nâng thời gian cách ly tập trung từ 14 lên 21 ngày, và sau đó thêm 7 ngày cách ly tại nhà.
Theo đó, người nhập cảnh từ nước ngoài vào Việt Nam sẽ phải cách ly tập trung trong vòng ba tuần. Sau đó, nếu xét nghiệm ba lần đều cho kết quả âm tính thì sẽ được ra khỏi nơi cách ly tập trung, nhưng sẽ phải tiếp tục cách ly tại nhà trong vòng một tuần tiếp đó để theo dõi. Trong thời gian này, người thực hiện cách ly tại nhà bị cấm di chuyển, và phải làm thêm một lần xét nghiệm nữa trước khi hết hạn cách ly tại nhà.
Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc (KORCHAM) tại Việt Nam đã gửi công văn đến Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian cách ly sau nhập cảnh cho nhân sự của các doanh nghiệp Hàn Quốc. KORCHAM giải thích đến nay không có ca lây nhiễm nào trong cộng đồng liên quan đến người nhập cảnh từ Hàn Quốc vào Việt Nam theo chế độ nhập cảnh đặc biệt, sau khi kết thúc cách ly 14 ngày. Do đó, cơ quan này rất mong Chính phủ Việt Nam xem xét nối lại chế độ nhập cảnh đặc biệt đang bị tạm dừng.
Trước đó, chuyến bay nhập cảnh đặc biệt vốn dự kiến đến Việt Nam vào ngày 28/4 đã bị hoãn vô thời hạn, chuyến bay ngày 13/5 và 28/5 tới đây vẫn chưa được phía Việt Nam phê duyệt.
Các tổ chức như Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, Hội người Hàn tại Hà Nội, trường quốc tế Hàn Quốc tại Hà Nội, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội cũng đã gửi công văn chung đến Văn phòng Thủ tướng Việt Nam. Trong công văn, các tổ chức bày tỏ lo ngại việc gia hạn cách ly tại nhà thêm một tuần sau khi cách ly tập trung trong 21 ngày sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. 200.000 kiều bào Hàn Quốc và 9.300 doanh nghiệp Hàn Quốc bị gián đoạn công việc và phải từ bỏ các dự án đang triển khai tại Việt Nam do thời gian cách ly quá dài là một việc rất đáng tiếc. Để điều này không xảy ra, các tổ chức đề nghị Chính phủ Việt Nam xem xét lại việc rút ngắn thời gian cách ly.
Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cũng đã khởi động nhóm ứng phó khẩn cấp liên quan đến vụ việc lần này và gửi công văn đến các cơ quan liên quan như Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và Văn phòng Thủ tướng Việt Nam, yêu cầu xem xét việc nới lỏng thời gian cách ly. Đại sứ quán Hàn Quốc hối thúc Chính phủ Việt Nam cân nhắc đến thời gian cách ly sau nhập cảnh được Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến nghị là 14 ngày bởi vậy việc cách ly 28 ngày là quá nhiều, đồng thời yêu cầu sự hợp tác từ các cơ quan Chính phủ Việt Nam liên quan đến việc nhập cảnh đặc biệt.
Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam ngày 7/5 vừa qua đã mở cuộc họp đối sách khẩn cấp do Đại sứ Park Noh-wan chủ trì, với sự tham gia của người đứng đầu các tổ chức người Hàn tại Việt Nam như Hiệp hội doanh nhân Hàn Quốc, Hội người Hàn tại Hà Nội. Ngày 10/5, lãnh đạo các tập đoàn và doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam như KORCHAM, Cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), hãng điện tử Samsung, LG đã nhóm họp, thảo luận về đối sách khẩn cấp.
Các doanh nghiệp lo ngại việc kéo dài thời gian cách ly sau nhập cảnh có thể gây gián đoạn việc kinh doanh, cản trở hoạt động của nhân sự các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp do bị trì trệ thời gian thi công, chậm trễ trong việc thu hồi vốn và khiến khách hàng không hài lòng.
Sau khi liên tiếp xuất hiện các ca nhiễm COVID-19 là người nhập cảnh đã hoàn thành thời gian cách ly hai tuần, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 của Chính phủ Việt Nam quyết định thực thi đối sách phòng dịch mới, nâng thời gian cách ly tập trung từ 14 lên 21 ngày, và sau đó thêm 7 ngày cách ly tại nhà.
Theo đó, người nhập cảnh từ nước ngoài vào Việt Nam sẽ phải cách ly tập trung trong vòng ba tuần. Sau đó, nếu xét nghiệm ba lần đều cho kết quả âm tính thì sẽ được ra khỏi nơi cách ly tập trung, nhưng sẽ phải tiếp tục cách ly tại nhà trong vòng một tuần tiếp đó để theo dõi. Trong thời gian này, người thực hiện cách ly tại nhà bị cấm di chuyển, và phải làm thêm một lần xét nghiệm nữa trước khi hết hạn cách ly tại nhà.