Nghiên cứu về thói quen sử dụng điện thoại thông minh và Internet của giới trẻ
Hậu quả của dịch coronavirus mới (Covid19) đã khiến sự phụ thuộc vào internet của thanh thiếu niên tại Hàn Quốc ngày càng gia tăng. Đặc biệt, số thanh thiếu niên có các triệu chứng nghiêm trọng hơn đến mức ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày đã tăng 13,2% so với năm ngoái.
Bộ Bình đẳng giới và Gia đình (Ministry of Gender Equality and Family) đã khảo sát thói quen sử dụng điện thoại thông minh và Internet của thanh thiếu niên vào năm 2021 đối với 1.272.981 học sinh của lớp 4, lớp 7 và lớp 10 từ ngày 29/3 đến 30/4.
Tổng cộng có 228.891 thanh thiếu niên được chẩn đoán là có 'nguy cơ phụ thuộc quá mức' vào mạng Internet và điện thoại thông minh.
Nhóm nguy cơ phụ thuộc quá mức được chia thành 2 loại: nhóm 'nguy hiểm' cần sự trợ giúp từ cơ quan chuyên môn do những trở ngại nghiêm trọng và việc tự tách biệt với các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, nhóm 'cần lưu ý' cần được quan tâm, giám sát do thời gian sử dụng internet và điện thoại thông minh ngày càng tăng và gặp khó khăn trong việc tự điều chỉnh.
Cụ thể, có 183.228 thanh niên được xếp vào nguy cơ phụ thuộc quá mức vào internet, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái (175.496). Trong đó nhóm nguy hiểm (16.723) tăng 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái và nhóm cần lưu ý tăng 3,6% (166.505).
Mặt khác, nhóm có 'nguy cơ phụ thuộc quá mức' vào điện thoại thông minh là 129.000 người, giảm 5,1% so với năm ngoái (136.538). Trong đó, nhóm nguy hiêm (13.729 người) giảm 1,2% và nhóm cần lưu ý giảm 5,6% (115.814)
Theo đó, tổng số người vừa nghiện internet vừa nghiện điện thoại thông minh là 83.000 người.
Người phụ trách liên quan của Bộ Bình đẳng giới và Gia đình cho biết, sau khi dịch bùng phát, việc dạy học trực tuyến ngày càng phổ biến đã làm gia tăng việc sử dụng Internet và máy tính của học sinh, thêm vào đó việc truy cập Internet của giới trẻ không chỉ giới hạn ở điện thoại thông minh.
Nhóm có nguy cơ phụ thuộc vào Internet và điện thoại thông minh cao nhất là nhóm học sinh lớp 7 với 85.731 em. Đây là mức tăng 1,5% (1.269 em) so với năm trước. Theo sau là nhóm học sinh lớp 4 với 67.280 em, tăng 2,3% (1.506 em). Ngược lại nhóm học sinh lớp 10 là 75.880 em, giảm 2,6% (2.004 em) so với năm ngoái.
Theo giới tính, các em học sinh nam ở lớp 4 và lớp 7 có tỷ lệ tăng nguy cơ phụ thuộc quá mức lần lượt là 1,6% và 3,9%, còn học sinh nam ở lớp 10 thì giảm 4,0%. Các em học sinh nữ chỉ ghi nhận tăng ở nhóm lớp 4 (3,2%), còn lại lần lượt giảm 0,8% ở học sinh lớp 7 và 1,3% ở học sinh lớp 10.
Người phụ trách của Bộ Bình đẳng giới và Gia đình cho biết "Người ta ước tính rằng việc sử dụng internet cũng như các phương tiện truyền thông đã tăng lên kể từ trong giai đoạn tiểu học và đạt đỉnh điểm vào khoảng trung học cơ sở. Tuy nhiên đến trung học phổ thông, do phải tập trung vào các cuộc thi tốt nghiệp, thi dại học nên việc sử dụng điện thoại để online cũng giảm dần. Điều đáng lưu ý đó là việc trẻ hóa trong độ tuổi sử dụng điện thoại thông minh và internet không phải mới xảy ra mà đã hiện hữu trong vòng 4~5 năm qua."
Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn kéo dài, điều đặc biệt quan trọng là phải cung cấp hướng dẫn về việc sử dụng Internet cho những người trẻ tuổi trong gia đình và chính phủ cũng sẽ hỗ trợ tích cực để giảm sự phụ thuộc vào Internet của những người trẻ tuổi. Được biết, dựa trên kết quả điều tra, Bộ Bình đẳng giới và Gia đình sẽ tư vấn và điều trị tâm lý cho đối tượng thanh thiếu niên tại 238 trung tâm tư vấn và phát triển phúc lợi thanh niên trên toàn quốc.
Dựa trên kết quả chẩn đoán này, Bộ Giải trí và Nội vụ có kế hoạch cung cấp các chương trình tư vấn, điều trị tại bệnh viện và chữa bệnh nội trú cho thanh thiếu niên thông qua 238 Trung tâm Phát triển Phúc lợi và Tư vấn Thanh niên Hàn Quốc trên toàn quốc và thông qua các trung tâm tư vấn và phúc lợi thanh niên của quốc gia.
Đặc biệt, các hoạt động tư vấn cá nhân và các xét nghiệm bổ sung sẽ được thực hiện cho nhóm người sử dụng có nguy cơ cao. Nếu những người trẻ tuổi này được phát hiện có dấu hiệu của trầm cảm hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), họ sẽ nhận được chăm sóc y tế. Chi phí điều trị được hỗ trợ lên đến 400.000 won đối với bệnh nhân có thu nhập phổ thông và lên đến 600.000 won đối với tầng lớp thu nhập thấp.
Bộ Bình đẳng giới và Gia đình (Ministry of Gender Equality and Family) đã khảo sát thói quen sử dụng điện thoại thông minh và Internet của thanh thiếu niên vào năm 2021 đối với 1.272.981 học sinh của lớp 4, lớp 7 và lớp 10 từ ngày 29/3 đến 30/4.
Tổng cộng có 228.891 thanh thiếu niên được chẩn đoán là có 'nguy cơ phụ thuộc quá mức' vào mạng Internet và điện thoại thông minh.
Nhóm nguy cơ phụ thuộc quá mức được chia thành 2 loại: nhóm 'nguy hiểm' cần sự trợ giúp từ cơ quan chuyên môn do những trở ngại nghiêm trọng và việc tự tách biệt với các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, nhóm 'cần lưu ý' cần được quan tâm, giám sát do thời gian sử dụng internet và điện thoại thông minh ngày càng tăng và gặp khó khăn trong việc tự điều chỉnh.
Cụ thể, có 183.228 thanh niên được xếp vào nguy cơ phụ thuộc quá mức vào internet, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái (175.496). Trong đó nhóm nguy hiểm (16.723) tăng 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái và nhóm cần lưu ý tăng 3,6% (166.505).
Mặt khác, nhóm có 'nguy cơ phụ thuộc quá mức' vào điện thoại thông minh là 129.000 người, giảm 5,1% so với năm ngoái (136.538). Trong đó, nhóm nguy hiêm (13.729 người) giảm 1,2% và nhóm cần lưu ý giảm 5,6% (115.814)
Theo đó, tổng số người vừa nghiện internet vừa nghiện điện thoại thông minh là 83.000 người.
Người phụ trách liên quan của Bộ Bình đẳng giới và Gia đình cho biết, sau khi dịch bùng phát, việc dạy học trực tuyến ngày càng phổ biến đã làm gia tăng việc sử dụng Internet và máy tính của học sinh, thêm vào đó việc truy cập Internet của giới trẻ không chỉ giới hạn ở điện thoại thông minh.
Nhóm có nguy cơ phụ thuộc vào Internet và điện thoại thông minh cao nhất là nhóm học sinh lớp 7 với 85.731 em. Đây là mức tăng 1,5% (1.269 em) so với năm trước. Theo sau là nhóm học sinh lớp 4 với 67.280 em, tăng 2,3% (1.506 em). Ngược lại nhóm học sinh lớp 10 là 75.880 em, giảm 2,6% (2.004 em) so với năm ngoái.
Theo giới tính, các em học sinh nam ở lớp 4 và lớp 7 có tỷ lệ tăng nguy cơ phụ thuộc quá mức lần lượt là 1,6% và 3,9%, còn học sinh nam ở lớp 10 thì giảm 4,0%. Các em học sinh nữ chỉ ghi nhận tăng ở nhóm lớp 4 (3,2%), còn lại lần lượt giảm 0,8% ở học sinh lớp 7 và 1,3% ở học sinh lớp 10.
Người phụ trách của Bộ Bình đẳng giới và Gia đình cho biết "Người ta ước tính rằng việc sử dụng internet cũng như các phương tiện truyền thông đã tăng lên kể từ trong giai đoạn tiểu học và đạt đỉnh điểm vào khoảng trung học cơ sở. Tuy nhiên đến trung học phổ thông, do phải tập trung vào các cuộc thi tốt nghiệp, thi dại học nên việc sử dụng điện thoại để online cũng giảm dần. Điều đáng lưu ý đó là việc trẻ hóa trong độ tuổi sử dụng điện thoại thông minh và internet không phải mới xảy ra mà đã hiện hữu trong vòng 4~5 năm qua."
Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn kéo dài, điều đặc biệt quan trọng là phải cung cấp hướng dẫn về việc sử dụng Internet cho những người trẻ tuổi trong gia đình và chính phủ cũng sẽ hỗ trợ tích cực để giảm sự phụ thuộc vào Internet của những người trẻ tuổi. Được biết, dựa trên kết quả điều tra, Bộ Bình đẳng giới và Gia đình sẽ tư vấn và điều trị tâm lý cho đối tượng thanh thiếu niên tại 238 trung tâm tư vấn và phát triển phúc lợi thanh niên trên toàn quốc.
Dựa trên kết quả chẩn đoán này, Bộ Giải trí và Nội vụ có kế hoạch cung cấp các chương trình tư vấn, điều trị tại bệnh viện và chữa bệnh nội trú cho thanh thiếu niên thông qua 238 Trung tâm Phát triển Phúc lợi và Tư vấn Thanh niên Hàn Quốc trên toàn quốc và thông qua các trung tâm tư vấn và phúc lợi thanh niên của quốc gia.
Đặc biệt, các hoạt động tư vấn cá nhân và các xét nghiệm bổ sung sẽ được thực hiện cho nhóm người sử dụng có nguy cơ cao. Nếu những người trẻ tuổi này được phát hiện có dấu hiệu của trầm cảm hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), họ sẽ nhận được chăm sóc y tế. Chi phí điều trị được hỗ trợ lên đến 400.000 won đối với bệnh nhân có thu nhập phổ thông và lên đến 600.000 won đối với tầng lớp thu nhập thấp.