Với các tác động của dịch COVID-19 kéo dài, việc mua sắm xa xỉ của người tiêu dùng ngày càng trở nên điên cuồng hơn. Nhờ đó, doanh thu của các trung tâm thương mại lớn của Hàn Quốc trong năm ngoái đã tăng mạnh, một số chi nhánh mới mở cũng đạt kết quả vô cùng tích cực.
Theo tin tức trong ngành vào ngày 5, tổng doanh thu (tạm tính) của các trung tâm thương mại lớn như Lotte Department Store, Shinsegae Department Store, Hyundai Department Store và Galleria Department Store trong năm 2021 đã vượt quá 30 nghìn tỷ won (tương đương 568,1 nghìn VNĐ), tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Trong số đó, Lotte đứng đầu với 11,7 nghìn tỷ won, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước đó; Shinsegae, Hyundai và Galleria lần lượt xếp sau với doanh thu là 9,63 nghìn tỷ won, 8,48 nghìn tỷ won và 2,85 nghìn tỷ won, tương đương mức tăng hàng năm là 28%, 20%, 27%.
Không chỉ vậy, năm ngoái có 11 trung tâm thương mại có doanh thu hàng năm vượt ngưỡng 1 nghìn tỷ won, tăng 6 cửa hàng so với cùng kỳ năm 2020.
Shinsegae Gangnam đứng đầu với 2,5 nghìn tỷ won, với doanh số bán hàng vượt quá 2 nghìn tỷ won trong ba năm liên tiếp. Tiếp theo là Lotte Jamsil, Lotte Myeongdong, Shinsegae Centum City.
Ngoài ra, các chi nhánh mới kahi trương vào năm ngoái cũng đạt được kết quả khả quan. 'The Hyundai Seoul', mở tại Yeongdeungpo-gu, Seoul, đã đạt doanh thu 700 tỷ won vào năm ngoái. Một số chi nhánh khác của của trung tâm thương mại như Shinsegae Daejeon Art & Science và Lotte Dongtan khai trương vào tháng 8 cũng đạt được thành tích tương đối tốt.
Phân tích chỉ ra rằng doanh số bán hàng tại các cửa hàng bách hóa tăng vọt chủ yếu là do đại dịch COVID-19 kéo dài và sự bùng nổ mua sắm xa xỉ mang tính phục thù của người dân Hàn Quốc.
Theo dữ liệu gần đây do nền tảng phân tích dữ liệu di động IGAWorks công bố, số lượng người dùng phần mềm mua sắm xa xỉ ở Hàn Quốc vào cuối năm ngoái đạt 1.358.484 người, gấp 3,1 lần so với tháng 1/2021 (436.579 triệu người).
Đồng thời, giá cả hàng hiệu tăng cao và việc hạn chế mua hàng hiệu chặt chẽ hơn cũng trở thành yếu tố kích thích người tiêu dùng xếp hàng cả đêm để mua những chiếc túi ngày càng đắt đỏ và khó mua hơn. Chỉ trong năm ngoái, Chanel Hàn Quốc đã tăng giá một số mặt hàng 4 lần khiến không ít người đổ xô đến các trung tâm thương mại để mua đồ, chủ yếu là trước khi giá hàng hóa được điều chỉnh. Theo thống kê từ Bloomberg, Chanel chỉ kinh doanh 9 cửa hàng tại Hàn Quốc, nhưng đóng góp vào doanh số năm 2020 của hãng sẽ đạt 8,5%.
Vào đầu năm mới 2022, Hermès sẽ tăng giá các sản phẩm chính như túi xách, giày da và khăn quàng cổ từ 3% đến 7%, và giá một số túi đã tăng trực tiếp lên 10 triệu won; Rolex đã cũng tăng giá nhiều loại đồng hồ từ 7% đến 16%.
Ngành công nghiệp ước tính rằng đây là sự khởi đầu và các thương hiệu xa xỉ khác cũng sẽ mở ra một làn sóng tăng giá mới.
Ngoài ra, dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International cho thấy mức tiêu thụ hàng xa xỉ của Hàn Quốc là 14,2 tỷ USD trong năm ngoái, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2020, xép thứ 7 trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ý.