Đời sống Xã hội

Lượng sách người dân Hàn Quốc đọc trong năm 2021 giảm mạnh

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)17:38 14-01-2022
Kết quả khảo sát 'Tình trạng đọc của người dân' Trung bình năm ngoái người lớn đọc 4,5 cuốn · học sinh đọc 34,4 cuốn
Năm ngoái, việc đọc sách ở cả người lớn và học sinh tại Hàn Quốc đều giảm sút.

Theo khảo sát 'Tình trạng đọc sách quốc gia năm 2021' do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố vào ngày 14, trong năm qua (tháng 9 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021) trung bình người lớn đọc 4,5 cuốn sách bao gồm cả sách giấy, sách điện tử và sách âm thanh (sách nói), giảm 3 cuốn so với khảo sát năm 2019.

 

Lượng đọc chung của người lớn và học sinh trong năm 2021. [Ảnh=Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch]


Tỷ lệ đọc chung hàng năm, tức là tỷ lệ những người đã đọc hoặc nghe ít nhất một cuốn sách nói trong năm qua, cũng giảm 8,2 điểm phần trăm xuống 47,5%.

Học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đọc 34,4 cuốn sách/năm (không kể sách giáo khoa và sách tham khảo), tỷ lệ đọc chung là 91,4%, giảm 6,6 cuốn sách và giảm 0,7 điểm phần trăm so với năm 2019.

Tuy nhiên, tỷ lệ đọc của thanh niên trong độ tuổi 20 (19~29 tuổi) là 78,1%, tăng nhẹ 0,3 điểm phần trăm so với năm 2019 và cho thấy tỷ lệ đọc cao hơn và đọc nhiều so với tất cả các nhóm tuổi trưởng thành.

Tỷ lệ đọc sách giấy ở người lớn là 40,7% và học sinh là 87,4%, giảm lần lượt 11,4 điểm phần trăm và 3,3 điểm phần trăm so với năm 2019.

Mặt khác, tỷ lệ đọc sách điện tử là 19% đối với người lớn và 49,1% đối với học sinh, lần lượt tăng 2,5 điểm phần trăm và 11,9 điểm phần trăm so với năm 2019. Đặc biệt, người ta thấy rằng việc sử dụng sách điện tử ngày càng tăng, đặc biệt là trong giới sinh viên và thanh niên ở độ tuổi 20.

Tỷ lệ nghe sách nói là 4,5% đối với người lớn và 14,3% đối với học sinh, tăng nhẹ 1 điểm phần trăm đối với người lớn so với năm 2019 và giảm 4,4 điểm phần trăm đối với học sinh.

Về 'Những thay đổi trong thói quen đọc sách kể từ khi sự dịch COVID-19 xuất hiện', được khảo sát lần đầu tiên cho thấy, với đối tượng là người lớn, họ trả lời rằng nhìn chung không có thay đổi đáng kể, nhưng nhóm đối tượng lầ học sinh lại cho biết lượng đọc và thời gian dành cho việc đọc sách giấy tăng lên.

Tuy nhiên, lượng đọc thực tế của học sinh và thời gian đọc sách giấy không tăng so với đợt khảo sát trước, cho thấy có sự khác biệt giữa nhận thức chủ quan và thực tế thói quen đọc sách.

Về những lý do khiến cho việc đọc sách trở nên ít đi, người lớn chủ yếu viện dẫn "Vì lý do công việc nên không có nhiều thời gian" (26,5%) và "Sử dụng các phương tiện/nội dung khác" (26,2%).

Sinh viên trả lời rằng "Sử dụng điện thoại thông minh, TV, trò chơi Internet, v.v." (23,7%) là trở ngại lớn nhất.

Tỷ lệ đọc của người cao tuổi còn thấp, và tỷ lệ đọc của người lớn ở các thị trấn và làng xã cũng thấp hơn so với các thành phố lớn.

Tỷ lệ đọc của người trung niên và người lớn trên 50 tuổi là 35,7% ở độ tuổi 50 và 23,8% ở nhóm trên 60 tuổi, giảm lần lượt 9,2 điểm phần trăm và 8,6 điểm phần trăm so với năm 2019, cho thấy xu hướng sụt giảm liên tục.

Tỷ lệ đọc của người trưởng thành sống ở khu vực thị xã, nông thôn thấp hơn 22,3 điểm phần trăm so với ở các thành phố lớn, thời lượng đọc và số lượng sách đọc cũng ít hơn. Tuy nhiên, đối với học sinh, sự khác biệt về các chỉ số liên quan đến việc đọc sách giữa các vùng là không quá lớn.

Nhận thức về phạm vi đọc cũng thay đổi tùy theo môi trường truyền thông.

Đa số người lớn trả lời là đọc sách bao gồm 'Đọc sách giấy' (98,5%), 'Đọc sách điện tử' (77,2%) và 'Đọc tiểu thuyết trên web' (66,5%).

Còn đối với học sinh, việc đọc sách bao gồm 'Đọc sách giấy' (91,2%), 'Đọc sách điện tử' (74,2%) và 'Đọc/Xem truyện tranh' (57,2%).

Cuộc khảo sát hai năm một lần này được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 11 năm ngoái, với 6.000 người lớn từ 19 tuổi trở lên và 3.320 học sinh tiểu học (lớp 4 trở lên) và học sinh trung học cơ sở trên toàn quốc.

 

[Ảnh=Internet]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기