Kinh tế Chính trị

Chỉ số giá sản xuất trong năm 2021 tăng 6.4%…Mức cao nhất trong vòng 10 năm

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)17:26 20-01-2022
Chỉ số giá sản xuất đã tăng hơn 6% trong năm ngoái do giá dầu và nguyên liệu thô tăng và sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

 

Tỷ lệ biến động chỉ số giá sản xuất [Ảnh=Ngân hàng Hàn Quốc]


Theo dữ liệu do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) công bố vào ngày 20, từ tháng 1~12/2021, chỉ số giá sản xuất của Hàn Quốc (thống kê sơ bộ, lấy năm 2015 làm giá trị chuẩn là 100) trung bình là 109,6 mỗi tháng, tăng 6,4% so với năm 2020 (103,3). Đây cũng là mức tăng cao nhất trong 10 năm kể từ năm 2011 (6,7%). Đồng thời, chỉ số giá sản xuất cũng đạt mức cao nhất kể từ khi thống kê bắt đầu vào năm 1965. Kỷ lục trước đó là 106,44 được thiết lập vào năm 2012.

Chỉ số giá sản xuất là một chỉ số phản ánh sự thay đổi giá cả của hàng hóa và dịch vụ được cung cấp trên thị trường nội địa Hàn Quốc, chỉ số này càng lớn thì giá bán của nhà sản xuất càng cao.

Số liệu thống kê cho thấy chỉ số giá sản xuất tháng 12/2021 về cơ bản giống với tháng 11 (113,23) ở mức 113,22 do giá dầu giảm và các ảnh hưởng khác. Mặc dù chỉ số này giảm giá trị so với tháng trước, do tỷ lệ thay đổi gần bằng 0%, BoK nhận định rằng chỉ số giá hiện đang đi ngang chứ không giảm. Trong khi chỉ số giá sản xuất, đã tăng 13 tháng liên tiếp, bắt đầu cho thấy dấu hiệu chậm lại vào cuối năm ngoái, vẫn cao hơn 9% so với một năm trước đó. Phân tích của BoK cho rằng chỉ số giá sản xuất tăng trong lĩnh vực dịch vụ trong tháng 12, nhưng do giá dầu quốc tế giảm nên kéo theo lĩnh vực sản phẩm công nghiệp cũng giảm.

Từ số liệu tháng 12, các sản phẩm công nghiệp giảm 0,6%, trong đó than đá và sản phẩm dầu mỏ (-6,7%) giảm mạnh nhất, trong khi sản phẩm hóa chất và kim loại nguyên sinh giảm lần lượt 0,6%. Tuy nhiên, giá nông sản và phụ phẩm tăng 2,6%, trong đó giá nông sản, thủy sản tăng lần lượt là 5,2% và 1,8%; giá điện· ga·nước máy·đồ phế thải tăng 1,6%; giá dịch vụ tăng 0,3%, trong đó giá ăn uống và lưu trú tăng 1,6%, ngành giao thông tăng 0,5%.

Về chủng loại sản phẩm, giá dâu tây (172,4%), táo (26,4%), mực sống (19,2%), khách hàng không quốc tế (3,7%), bánh gạo (3,8%), hamburger và pizza (3,9%) tăng hơn tháng trước. Ngược lại, giá thịt lợn (-5,2%), dầu diesel (-9,9%), xăng (-10,2%), vinyl clorua monome (-16,6%) và TV LCD (-5,2%) đều ghi nhận giảm.

Trong tháng 12, chỉ số giá cung ứng trong nước không thay đổi so với tháng trước, trong đó giá nguyên liệu và hàng hóa trung gian giảm 0,1%, nhưng giá hàng hóa cuối cùng không thay đổi.

Chỉ số giá cung ứng trong nước là chỉ số khảo sát giá sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong nước ở từng khâu chế biến, kể cả sản phẩm nhập khẩu. Trong cùng tháng, chỉ số giá tổng sản lượng của tháng 12, bao gồm cả xuất khẩu và vận chuyển trong nước, giảm 0,2%, chủ yếu là đối với các sản phẩm công nghiệp. Năm 2021, chỉ số giá cung ứng trong nước tăng 8,6%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 (18,1%). Chỉ số giá tổng đầu ra cũng tăng 8,0% trong năm ngoái.

 

[Ảnh=Yonhap News]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기