Đời sống Xã hội

Bất chấp dịch COVID-19 nhân viên ở Hàn Quốc vẫn chuộng đến văn phòng hơn làm việc tại nhà

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)17:00 23-03-2022
Do ảnh hưởng của COVID-19, hình thức làm việc từ xa (làm việc tại nhà) đã được nhiều công ty áp dụng. Tuy nhiên trái ngược với dự đoán, không ít nhân viên Hàn Quốc lại ưa thích được 'làm việc tại văn phòng với một chỗ ngồi được chỉ định' hơn là làm việc tại nhà. Lý giải cho điều này không thể không nhắc tới sự hiệu quả của hình thức làm việc trực tiếp cũng như sự cần thiết trong việc phân biệt ranh giới giữa công việc và cuộc sống hàng ngày.

 

[Ảnh=Rsquare]


Vào ngày 23, theo kết quả của một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Rsquare, một công ty dữ liệu bất động sản thương mại, và nền tảng công nghệ nghề nghiệp 'Saramin' với đối tượng khảo sát là 2.625 nhân viên văn phòng ở độ tuổi 20 đến 50 trở lên, cứ 10 người được hỏi thì 4 người cho biết hình thức làm việc được ưu tiên hơn cả đó là 'Đến cơ quan và làm việc tại một chỗ ngồi được chỉ định' (37,1%).

Theo sau là hình thức 'Kết hợp làm việc tại nhà và đến cơ quan' (36,9%).

Cuộc khảo sát này được thực hiện dưới dạng khảo sát trực tuyến trên nền tảng Saramin trong 11 ngày từ ngày 7~17/3.
 
Kết quả cho thấy sự thật trái ngược với dự đoán rằng thế hệ MZ (sinh từ đầu những năm 1980 đến đầu những năm 2000) sẽ ưa chuộng hình thức làm việc tại nhà nhất. Loại hình làm việc mà nhân viên văn phòng ở độ tuổi 20 ưu tiên đó là 'đến văn phòng có chỗ ngồi được chỉ định' với 36,9% người được hỏi chọn câu trả lời này. 34,0% người được hỏi ở độ tuổi 30 cũng thích việc đến văn phòng làm việc trực tiếp, đứng ở vị trí ưu tiên thứ 2. Mặt khác, loại hình làm việc được ưa thích nhất ở độ tuổi 30 là 'kết hợp làm tại công ty và làm ở nhà (40,2%)'.
 
Một nửa số người được hỏi chọn 'làm việc tại văn phòng' là hình thức làm việc mong muốn nhất của họ (50,0%i) với lý do '"không thể bỏ qua sự cần thiết và hiệu quả của việc làm việc trực tiếp". Theo sau là lý do "bởi vì cần phải tách biệt công việc ra khỏi cuộc sống hàng ngày" và "bởi vì công việc của tôi bắt buộc/cần thiết phải đến văn phòng".
 
Những người trả lời khảo sát cũng tin rằng hình thức làm việc tại văn phòng sẽ không biến mất trong tương lai. Nhân viên văn phòng kỳ vọng rằng môi trường làm việc trong tương lai sẽ là 'kết hợp làm ở nhà và làm ở công ty (64,3%)' và 'làm việc tại một văn phòng cơ sở (15,3%)', nơi mọi người đến làm việc tại một văn phòng vệ tinh gần nhà.

Chỉ 31,9% người được hỏi trả lời rằng môi trường làm việc trong tương lai sẽ được thay thế bằng 'làm việc hoàn toàn ở nhà'. Những người thực hiện khảo sát trả lời rằng hình thức làm việc trong tương lai sẽ không thay đổi thành làm việc hoàn toàn ở nhà đã nêu ra lý do rằng "hiệu quả của làm việc trực tiếp" và "hạn chế trong việc giao tiếp và cộng tác khi làm việc từ xa".

Những người được hỏi trả lời rằng loại hình văn phòng ưa thích nhất là 'không gian văn phòng truyền thống (55,7%)'. Theo sau là 'văn phòng kiểu quán cà phê (24,1%)', 'văn phòng chia sẻ (12,5%)' và 'Trung tâm công nghiệp tri thức (7,2%)'. Khu vực văn phòng được ưa thích nhất là 'Seoul Gangnam (21,5%)'.
 
Người ta cũng thấy rằng có một sự thay đổi trong môi trường văn phòng, nơi được các thành viên coi là quan trọng. Trước đại dịch, hơn một nửa số người được hỏi trả lời rằng 'vị trí (52,3%)' là quan trọng nhất, chẳng hạn như cơ quan gần nhà và gần ga tàu điện ngầm.

Tuy nhiên, sau đại dịch, tỷ lệ này giảm xuống còn 28,3%. Thay vào đó là 'an toàn (22%)' và 'nghỉ ngơi đầy đủ và các trang thiết bị phúc lợi (21,6%)' tăng lần lượt là 18,6 điểm phần trăm và 4,1 điểm phần trăm. Khi được hỏi liệu môi trường văn phòng có phải là yếu tố chính quyết định có gia nhập công ty hay không, 80,1% trả lời là có.
 
Một quan chức của Rsquare cho biết, "Nhiều công ty gần đây đã cho nhân viên làm việc từ xa, tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy nó không thể thay thế hoàn toàn môi trường làm việc trực tiếp lấy văn phòng làm trung tâm. Cần phải cải thiện môi trường văn phòng, điều đã trở nên quan trọng đối với nhân viên trong thời kỳ đại dịch."

 

[Ảnh=Yonhap News]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기