Đời sống Xã hội

25% thanh thiếu niên Hàn Quốc từ 19~24 tuổi bị trầm cảm mức độ trung bình trở lên

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)17:06 30-03-2022
Theo báo cáo "Các biện pháp chính sách để đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe của thanh thiếu niên (III): Thanh niên từ 19 đến 24 tuổi" do Viện Nghiên cứu Chính sách Thanh niên Hàn Quốc công bố ngày 30, 1/4 thanh niên Hàn Quốc ở độ tuổi 19~24 đang bị trầm cảm từ mức độ trung bình đến nặng cần được điều trị. Thậm chí, khoảng 10%~20% người được khảo sát cho biết rằng họ đã nghĩ đến một phương pháp tự tử cụ thể.

 

[Ảnh=Yonhap News]


Báo cáo được nhóm nghiên cứu thực hiện từ tháng 6 đến tháng 7 năm ngoái với hơn 2.000 thanh niên từ 19 đến 24 tuổi trên toàn Hàn Quốc.

Báo cáo cho thấy thời gian ngủ trung bình hàng ngày của người trẻ là khoảng 6 tiếng 55 phút, và 17,2% số người được hỏi bị rối loạn giấc ngủ.

Trong số những người được hỏi, hai phần ba không ăn sáng và ít hơn 60% số người được hỏi đã tập thể dục cường độ cao hơn 20 phút trong bảy ngày qua. Trong số những người được phỏng vấn, những người đang trong quá trình tìm việc có tỷ lệ uống rượu ở mức độ cao nhất, và những người sống một mình đều cho thấy khả năng cao với việc hút thuốc và uống rượu.

Về môi trường sống, 51% thanh niên từ 19~24 tuổi cho biết họ gặp vấn đề về tiếng ồn, 8,7% cho biết không thể sử dụng hệ thống sưởi sàn vào mùa đông vì lý do kinh tế, 11% cho biết họ đã từng không dám bật điều hòa vào mùa hè.

Ngoài ra, mức độ căng thẳng của nhóm tuổi này khoảng 6,51 điểm (trên thang 10 điểm: mức độ căng thẳng nhất), cao hơn mức "bình thường"; mức độ căng thẳng của những người trẻ đang tìm kiếm việc làm là 7,08 điểm và mức độ căng thẳng của những người được hỏi gặp khó khăn về tài chính là 7,04 điểm. Những người được hỏi sống với ông bà, họ hàng, anh chị em có mức độ căng thẳng cao hơn với 7,03.

Trong cuộc khảo sát về trầm cảm, 58,9% người khảo sát có các triệu chứng trầm cảm và 25,5% bị trầm cảm mức độ trung bình. Những người tìm việc làm (36,5%), tốt nghiệp trung học phổ thông trở xuống (32,3%), những người có khó khăn về tài chính (35,3%), và những người sống với người thân và anh chị em (37,6%) đều cho thấy tỷ lệ trầm cảm cao hơn. 

Mặt khác, có 77,6% người được hỏi trả lời rằng họ đã không được kiểm tra, tư vấn, điều trị tâm lý mặc dù bị trầm cảm, lo âu ở mức độ trung bình trở lên.

Đáng chú ý, có 16,3% số người được hỏi cho biết trong vòng 1 năm trở lại đây họ đã nghĩ đến cái chết, thậm chí là đã từng suy nghĩ về phương pháp cụ thể để thực hiện việc này. Lý do những người này nghĩ đến việc tự sát là 'vì khó khăn kinh tế' và 'vì cảm thấy cô đơn và cô độc' cùng xếp vị trí cao nhất với 16,3%.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng cần tăng cường hỗ trợ sức khỏe tinh thần bao gồm các nội dung liên quan đến bảo đảm quyền lợi sức khỏe thanh thiếu niên (từ 19~24 tuổi) và kế hoạch chính sách trung và dài hạn để đảm bảo các quyền lợi này. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng cần chuẩn bị phương án hỗ trợ cho đối tượng là các hộ gia đình 1 người và những người chuẩn bị xin việc.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기