Samsung Electronics đạt doanh thu 77 nghìn tỷ won trong quý II năm nay, mức cao thứ hai từ trước đến nay.
Nếu so sánh với các điều kiện bất lợi trong và ngoài nước như cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine kéo dài, lạm phát và suy thoái kinh tế, Samsung cho thấy kết quả kinh doanh tương đối tốt trong quý II/2022.
Nếu so sánh với các điều kiện bất lợi trong và ngoài nước như cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine kéo dài, lạm phát và suy thoái kinh tế, Samsung cho thấy kết quả kinh doanh tương đối tốt trong quý II/2022.

[Ảnh=Samsung Electronics]
Vào ngày 7, Samsung Electronics đã công bố kết quả kinh doanh hợp nhất (tạm thời) của quý II/2022 với 77 nghìn tỷ won (khoảng 1 triệu 384 nghìn tỷ VNĐ) doanh thu và 14 nghìn tỷ won (khoảng 251 nghìn tỷ VNĐ) lợi nhuận hoạt động.
So với cùng kỳ năm ngoái, doanh số bán hàng tăng và lợi nhuận hoạt động tăng lần lượt 20,94% và 11,38%.
Trong trường hợp doanh số bán hàng, mặc dù giảm 1% so với quý đầu tiên (77,78 nghìn tỷ won), mức cao nhất mọi thời đại, nhưng nếu chỉ tính riêng trong quý II thì đây cũng là mức lớn nhất.
Lợi nhuận hoạt động giảm 0,85% so với quý đầu tiên (14,12 nghìn tỷ won), mức cao thứ ba trong lịch sử lợi nhuận chỉ tính riêng trong quý II.
So với dự báo của thị trường chứng khoán (doanh thu 77,56 nghìn tỷ KRW và lợi nhuận hoạt động 14,74 tỷ KRW), có thể thấy doanh số bán hàng của Samsung Electronics gần như phù hợp với dự báo, còn lợi nhuận hoạt động cũng chỉ thấp hơn 1 chút.
Sau khi vượt 70 nghìn tỷ won doanh thu hàng quý lần đầu tiên vào quý III/2021, Samsung Electronics tiếp tục đạt doanh số cao kỷ lục trong ba quý liên tiếp cho đến quý đầu tiên của năm nay.
Mặc dù hiệu suất chi tiết của bộ phận không được tiết lộ nhưng nhiều chuyên gia phân tích rằng nhờ hiệu suất tích cực trong bộ phận bán dẫn và hiệu ứng tỷ giá hối đoái đã thúc đẩy kết quả kinh doanh.
Các nhà phân tích chứng khoán ước tính rằng Samsung Electronics có thể đã ghi nhận lợi nhuận hoạt động khoảng 10 nghìn tỷ won trong lĩnh vực kinh doanh chất bán dẫn trong quý II.
Mặc dù nhu cầu về máy tính cá nhân (PC) và thiết bị di động đã suy yếu do sự phong tỏa của các thành phố lớn ở Trung Quốc, nhưng nhu cầu về máy chủ như đầu tư trung tâm dữ liệu vẫn được duy trì.
Các nhà phân tích cũng ước tính rằng doanh thu từ điện thoại thông minh và thiết bị gia dụng có thể đã chậm lại nhu cầu sụt giảm vì lo ngại lạm phát và suy thoái kinh tế.
Ngành chứng khoán ước tính lượng xuất xưởng điện thoại thông minh của Samsung Electronics đạt 61 triệu chiếc trong quý II vừa qua, giảm hơn 10 triệu chiếc so với con số 73 triệu chiếc trong quý I.
Các lô hàng TV ước tính đã giảm 28% so với quý trước xuống còn 9 triệu chiếc.
Hiệu ứng tỷ giá hối đoái dường như đã đóng một vai trò quan trọng trong kết quả hoạt động tích cực của Samsung Electronics trong quý II bất chấp các yếu tố bất lợi ở cả trong nước và quốc tế.
Tỷ giá hối đoái trung bình won/đô la trong quý II là 1.260 won, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái và 5% so với quý trước.
Khi tỷ giá hối đoái trung bình trong quý đầu tiên của năm nay (1205 won) tăng 1,8% so với quý IV/2021 (1.183,2 won), Samsung Electronics ước tính tác động của tỷ giá hối đoái lên lợi nhuận hoạt động của công ty là 300 tỷ won. Xem xét điều này, tác động tỷ giá hối đoái từ việc tăng tỷ giá hối đoái trong quý II ước tính vào khoảng 830 tỷ KRW.
Chất bán dẫn được giao dịch bằng đô la, vì vậy nếu hiệu suất giao dịch được chuyển đổi thành KRW, doanh thu và lợi nhuận hoạt động sẽ tăng lên.
Trong trường hợp điện thoại thông minh và thiết bị gia dụng, gánh nặng về giá nguyên liệu và chi phí vận chuyển tăng lên, nhưng các sản phẩm được sản xuất tại các cơ sở sản xuất ở nước ngoài được giao dịch bằng đồng nội tệ, điều này dường như đã bù đắp tác động tiêu cực của việc đồng đô la tăng giá ở một mức độ nào đó.
Triển vọng doanh thu trong tương lai của Samsung Electronics vẫn chưa có gì chắc chắn.
Một quan chức trong ngành cho biết, "Nền kinh tế đã hạ nhiệt nhanh chóng kể từ quý II, nhưng dường như nó vẫn chưa được phản ánh trong doanh thu. Theo đó, nhiều khả năng các tác động không mấy tích cực của nền kinh tế sẽ được phản ánh một cách nghiêm túc từ nửa cuối năm nay."
Trên hết, sự sụt giảm đối với giá bộ nhớ, vốn là mặt hàng chủ lực của Samsung Electronics là khá bất thường. Người ta dự đoán rằng giá DRAM sẽ giảm tới 10% (dự báo xu hướng) trong quý III so với quý II và giá bộ nhớ NAND flash cũng đang cho thấy xu hướng giảm.
Tuy nhiên, trong quý III, Samsung Electronics dự kiến có thể tận dụng hiệu ứng của mẫu mới cho dòng điện thoại có thể gập lại với sự ra mắt Galaxy Z Fold 4 và Flip 4.
Ngoài ra, nhu cầu đối với máy chủ bán dẫn dự kiến sẽ ổn định và foundary (sản xuất ủy thác và đóng gói chip) cũng duy trì được sản lượng (tỷ lệ sản phẩm được phê duyệt không có lỗi) ổn định, giá sản phẩm cũng đang tăng lên do đó hiệu suất sẽ không xấu đi đáng kể.