Với xu hướng lạm phát tiếp tục cao, gần đây trong giới trẻ Hàn Quốc đang nổi lên một thử thách có tên gọi 'Thử thách không chi tiêu (tiếng Hàn: 무지출 챌린지)'. Đúng như tên gọi, người thực hiện thử thách sẽ cố gắng trải qua 1 khoảng thời gian cố định mà không chi bất cứ một khoản tiền nào. Theo đó, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi cố gắng kiếm thêm 'thu nhập phụ' bằng cách tìm kiếm và sử dụng các sự kiện phát đồ miễn phí hoặc trao đổi, mua bán đồ cũ. Hiện tượng này xuất hiện được cho là bởi sự sụt giảm mạnh của tài sản thực khi giá trị các tài sản như cổ phiếu và tiền ảo (coin) được đầu tư bằng 'vay nợ để đầu tư' giảm xuống và lạm phát tăng lên. Thông thường khi tài sản thực giảm có xu hướng kéo chi tiêu giảm theo.
'Thử thách không chi tiêu' hiện đang vô cùng thịnh hành trong thế hệ MZ (nhóm đối tượng từ 20~39 tuổi) ở Hàn Quốc, tập trung vào cộng đồng trực tuyến khi người tham gia thử thách sẽ "khoe" thành tích của mình đã thành công trong việc "không chi tiêu" bao nhiêu ngày trong một tuần.
Theo nhiều cộng đồng trực tuyến và các dịch vụ mạng xã hội (SNS) vào ngày 13, những người tham gia 'Thử thách không chi tiêu' rất đa dạng từ sinh viên cho tới cá nhân tự kinh doanh hay thậm chí là cả gia đình bốn người.
Một cách điển hình để tiết kiệm chi phí thực phẩm đó chính là "vét tủ lạnh (tiếng Hàn: 냉장고 파먹기)", khi người tham gia cố gắng tận dụng tối đa các nguyên liệu còn lại trong tủ lạnh để nấu đồ ăn. Đối với sinh viên sống xa gia đình, họ sẽ sử dụng những món ăn phụ được bố mẹ gửi cho để giải quyết vấn đề ăn uống.
Ngoài ra, thay vì đến tiệm làm tóc có thể tự cắt tóc tại nhà. Nhiều người còn cố gắng tìm kiếm và tham gia các sự kiện khác nhau để nhận đồ ăn nhẹ với và phiếu đồ uống miễn phí.
Ngoài 'Thử thách không chi tiêu', số lượng người cố gắng làm tăng 'thu nhập phụ' cũng ngày càng một nhiều hơn bằng cách sử dụng các phương pháp có sẵn trong cuộc sống hàng ngày để kiếm thêm một khoản thu nhập nhỏ.
Thế hệ MZ cũng đang gia tăng số lượng người bán những món đồ không sử dụng thông qua giao dịch đồ cũ để kiếm thêm thu nhập. Có rất nhiều mặt hàng được bày bán, từ quần áo không mặc đến, ô và túi tote. Điều này là do nếu bạn kiếm được thêm một khoản thu nhập nhỏ từ 1.000 đến 5.000 won mỗi ngày và trừ nó vào chi phí của mình, bạn có thể tiến gần hơn đến mức 'không chi tiêu'. Vì lý do này, số lượng người dùng ứng dụng (app) mua bán đồ cũ Karrot đang tăng đều đặn. Theo Karrot, người dùng ròng hàng tháng (MAU) đạt 18 triệu vào tháng 6 năm nay, tăng 5,9% so với tháng 12 năm ngoái (17 triệu).
Để tiết kiệm tiền ăn, dân văn phòng có xu hướng đơn giản là ăn trưa tại căng tin hoặc cửa hàng tiện lợi.
Choi, một nhân viên văn phòng 32 tuổi làm việc gần ga Gangnam cho biết: "Giá ăn uống ở ngoài quá cao nên tôi quyết định rằng sẽ rất khó để tiết kiệm tiền nếu tôi đều ăn trưa ở ngoài mỗi ngày. Cơm hộp ở cửa hàng tiện lợi vừa rẻ, vừa đa dạng về chủng loại nên tôi sử dụng thường xuyên."
Doanh thu tại các cửa hàng tiện lợi cũng tăng mạnh do số lượng nhân viên văn phòng ăn trưa tại các cửa hàng tiện lợi tăng đột biến. Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, doanh số cửa hàng tiện lợi tăng 12,5% trong tháng 5 so với cùng tháng năm ngoái. Theo mặt hàng, doanh số bán thực phẩm như thực phẩm ăn liền (12,2%) và thực phẩm chế biến sẵn (14,8%) đều tăng đáng kể so với năm trước.
Trước đó, các cửa hàng tiện lợi tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng doanh số ổn định bất chấp sự xa cách xã hội do sự lan rộng của COVID-19. Mặt khác, doanh thu của các cửa hàng quy mô lớn (SSM) và đại siêu thị giảm lần lượt 2,8% và 3% so với cùng kỳ năm trước tính đến tháng Năm.
Seong Tae-yoon, giáo sư kinh tế tại Đại học Yonsei, cho biết “Có thể thấy sức mua của những người trẻ tuổi có thu nhập thấp đã bị tổn hại khi thu nhập thực tế giảm do giá cả tăng mạnh. Điều quan trọng là phải quản lý để giá cả để không tăng cao hơn nữa, vì nhu cầu giảm có thể dẫn đến sự sụt giảm của cả nền kinh tế."
'Thử thách không chi tiêu' hiện đang vô cùng thịnh hành trong thế hệ MZ (nhóm đối tượng từ 20~39 tuổi) ở Hàn Quốc, tập trung vào cộng đồng trực tuyến khi người tham gia thử thách sẽ "khoe" thành tích của mình đã thành công trong việc "không chi tiêu" bao nhiêu ngày trong một tuần.
Theo nhiều cộng đồng trực tuyến và các dịch vụ mạng xã hội (SNS) vào ngày 13, những người tham gia 'Thử thách không chi tiêu' rất đa dạng từ sinh viên cho tới cá nhân tự kinh doanh hay thậm chí là cả gia đình bốn người.
Một cách điển hình để tiết kiệm chi phí thực phẩm đó chính là "vét tủ lạnh (tiếng Hàn: 냉장고 파먹기)", khi người tham gia cố gắng tận dụng tối đa các nguyên liệu còn lại trong tủ lạnh để nấu đồ ăn. Đối với sinh viên sống xa gia đình, họ sẽ sử dụng những món ăn phụ được bố mẹ gửi cho để giải quyết vấn đề ăn uống.
Ngoài ra, thay vì đến tiệm làm tóc có thể tự cắt tóc tại nhà. Nhiều người còn cố gắng tìm kiếm và tham gia các sự kiện khác nhau để nhận đồ ăn nhẹ với và phiếu đồ uống miễn phí.
Ngoài 'Thử thách không chi tiêu', số lượng người cố gắng làm tăng 'thu nhập phụ' cũng ngày càng một nhiều hơn bằng cách sử dụng các phương pháp có sẵn trong cuộc sống hàng ngày để kiếm thêm một khoản thu nhập nhỏ.
Thế hệ MZ cũng đang gia tăng số lượng người bán những món đồ không sử dụng thông qua giao dịch đồ cũ để kiếm thêm thu nhập. Có rất nhiều mặt hàng được bày bán, từ quần áo không mặc đến, ô và túi tote. Điều này là do nếu bạn kiếm được thêm một khoản thu nhập nhỏ từ 1.000 đến 5.000 won mỗi ngày và trừ nó vào chi phí của mình, bạn có thể tiến gần hơn đến mức 'không chi tiêu'. Vì lý do này, số lượng người dùng ứng dụng (app) mua bán đồ cũ Karrot đang tăng đều đặn. Theo Karrot, người dùng ròng hàng tháng (MAU) đạt 18 triệu vào tháng 6 năm nay, tăng 5,9% so với tháng 12 năm ngoái (17 triệu).
Để tiết kiệm tiền ăn, dân văn phòng có xu hướng đơn giản là ăn trưa tại căng tin hoặc cửa hàng tiện lợi.
Choi, một nhân viên văn phòng 32 tuổi làm việc gần ga Gangnam cho biết: "Giá ăn uống ở ngoài quá cao nên tôi quyết định rằng sẽ rất khó để tiết kiệm tiền nếu tôi đều ăn trưa ở ngoài mỗi ngày. Cơm hộp ở cửa hàng tiện lợi vừa rẻ, vừa đa dạng về chủng loại nên tôi sử dụng thường xuyên."
Doanh thu tại các cửa hàng tiện lợi cũng tăng mạnh do số lượng nhân viên văn phòng ăn trưa tại các cửa hàng tiện lợi tăng đột biến. Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, doanh số cửa hàng tiện lợi tăng 12,5% trong tháng 5 so với cùng tháng năm ngoái. Theo mặt hàng, doanh số bán thực phẩm như thực phẩm ăn liền (12,2%) và thực phẩm chế biến sẵn (14,8%) đều tăng đáng kể so với năm trước.
Trước đó, các cửa hàng tiện lợi tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng doanh số ổn định bất chấp sự xa cách xã hội do sự lan rộng của COVID-19. Mặt khác, doanh thu của các cửa hàng quy mô lớn (SSM) và đại siêu thị giảm lần lượt 2,8% và 3% so với cùng kỳ năm trước tính đến tháng Năm.
Seong Tae-yoon, giáo sư kinh tế tại Đại học Yonsei, cho biết “Có thể thấy sức mua của những người trẻ tuổi có thu nhập thấp đã bị tổn hại khi thu nhập thực tế giảm do giá cả tăng mạnh. Điều quan trọng là phải quản lý để giá cả để không tăng cao hơn nữa, vì nhu cầu giảm có thể dẫn đến sự sụt giảm của cả nền kinh tế."