Xung đột giữa chính phủ Hàn Quốc và tổ chức cảnh sát nước này đang lên đến đỉnh điểm khi dự luật sửa đổi một phần tổ chức của Bộ Hành chính và An ninh với việc thành lập Vụ Cảnh sát trực thuộc Bộ Hành chính và An ninh đã được Quốc hội thông qua vào ngày 26.
Bất chấp các cuộc biểu tình nội bộ của cảnh sát và tranh cãi xung quanh việc thành lập Vụ Cảnh sát bắt đầu từ cuộc họp của Giám đốc các Sở Cảnh sát địa phương vào cuối tuần trước, chính phủ Hàn Quốc đã thông qua kế hoạch ban đầu cho việc thành lập Vụ cảnh sát tại cuộc họp Hội đồng Nhà nước cùng ngày. Theo đó, dự thảo thành lập Vụ Cảnh sát sẽ được thực thi từ ngày 2/8 tới đây.
Theo dự thảo sửa đổi, Vụ Cảnh sát thuộc Bộ Hành chính và an toàn sẽ bao gồm 13 nhân lực, trong đó cần bổ sung thêm 12 sĩ quan cảnh sát và 1 viên chức cấp cao.
Chính phủ tuyên bố rằng mục đích thành lập Vụ Cảnh sát là nhằm "cho phép Bộ trưởng Bộ Hành chính và An ninh thực hiện các công việc pháp lý đối với Cơ quan Cảnh sát Quốc gia và Ủy ban Cảnh sát Quốc gia một cách có hệ thống hơn."
Lee Sang-min Bộ trưởng Bộ Hành chính và An ninh cho biết "Do hạn chế về loại hình tổ chức, Vụ cảnh sát được thành lập dưới quyền Thứ trưởng Bộ Hành chính và An ninh tuy nhiên trên thực tế, nó sẽ được điều hành trực tiếp dưới quyền của Bộ trưởng".
Vụ Cảnh sát mới được thành lập sẽ thực hiện các nhiệm vụ như ▲ Đưa ra cuộc họp nội các về các chính sách và pháp lệnh quan trọng liên quan đến cảnh sát ▲ Đề nghị bổ nhiệm công chức cảnh sát từ tổng cảnh sát trở lên ▲ Đưa ra ý kiến về vấn đề nghị sự của Ủy ban Cảnh sát Quốc gia ▲ Hỗ trợ cảnh sát địa phương.
Ở phía ngược lại, giới cảnh sát bày tỏ thái độ phản đối gay gắt về vấn đề này.
Khi cuộc đối đầu giữa cảnh sát tiền tuyến và văn phòng tổng thống, Bộ Hành chính và An ninh và Bộ chỉ huy kiểm soát của cảnh sát ngày càng gia tăng, việc thông qua dự thảo thành lập Vụ Cảnh sát một cách nhanh chóng được cho là sẽ khiến xung đột giữa 2 bên leo thang đỉnh điểm.
Tổng thống Yoon Suk-yeol đã có phát biểu về các cuộc biểu tình của cảnh sát trong cuộc hỏi đáp ngắn đầu ngày vào sáng 26 và nhấn mạnh "Việc phản đối tập thể chống lại các chính sách của chính phủ về kế hoạch cải cách tổ chức phù hợp với Hiến pháp và luật pháp có thể gây ra sự xáo trộn kỷ cương quốc gia một cách nghiêm trọng."
Một ngày trước đó (25/7), Bộ trưởng Hành chính và an toàn Lee Sang-min cũng so sánh phản ứng của giới cảnh sát với 'tình huống tương đương với một cuộc đảo chính'. Ngày 27, trong trả lời phỏng vấn với báo giới Bộ trưởng Lee tiếp tục chỉ trích hành động của nội bộ ngành cảnh sát về việc thành lập Vụ Cảnh sát là hành động tập thể mù quáng.
Ngược lại, Hội đồng công chức cảnh sát từ ngày 26/7 đã tổ chức cuộc vận động 100.000 chữ ký nhằm kêu gọi Quốc hội lập dự luật phản đối thành lập Vụ Cảnh sát.
Thêm vào đó, các sĩ quan cảnh sát thuộc các Sở Cảnh sát tuyến đầu trên toàn Hàn Quốc có kế hoạch tổ chức Hội nghị cảnh sát toàn quốc vào thứ Bảy (30/7) tới với sự tham gia của 140.000 sĩ quan cảnh sát. Có thể thấy như quy mô và phạm vi của Hội nghị Cảnh sát trưởng Toàn quốc bắt đầu từ ngày 23 do các Cảnh sát trưởng Đại học Cảnh sát Quốc gia chủ trì đã ngày càng lớn.
Chính phủ đã liên tục nhấn mạnh sự cần thiết của việc kiểm soát tổ chức cảnh sát theo nguyên tắc 'luật và nguyên tắc', điều này đã được nhấn mạnh từ lâu, nhưng thay vì thu thập ý kiến từ thực địa, chính phủ Hàn Quốc đã tập trung vào các hành động nhanh chóng cũng như sử dụng các thuật ngữ khiêu khích như "đảo chính", "làm rối loạn kỷ cương". Do đó, không thể tránh khỏi những lời chỉ trích, sự phẫn nộ và các động thái phản đối mạnh mẽ của giới cảnh sát.