Chính quyền thủ đô Seoul ngày 12 thông báo sẽ lắp đặt thiết bị dạng lưới bên trong các hố thoát nước nhằm ngăn chặn sự cố rơi xuống miệng ống bên trong và gây thương vong. Biện pháp được đưa ra sau hàng loạt vụ tai nạn như vào ngày 8/8 đã có 2 người bị rơi xuống hố thoát nước trên đường Seocho-gu, Gangnam (Seoul) và mất tích. Các sự cố này xả ra được lý giải là do mưa lớn khiến nước dâng lên, áp lực nước lớn đã khiến nắp cống bật ra và bị cuốn trôi.
Mặc dù nắp cống là mô hình đặc biệt có chức năng khóa, nhưng sau trận mưa lịch sử vừa qua, người ta nhận thấy rằng sẽ có khả năng nắp cống bị cuốn trôi khi không chịu được áp lực nước khi lượng mưa trút xuống hơn 100 mm/giờ.
Bắt đầu từ nửa cuối năm nay, thủ đô Seoul có kế hoạch trước tiên sẽ đưa hệ thống này vào lắp đặt tại các khu vực dễ bị ngập lụt như vùng trũng thấp và khu vực cống thoát nước thải ngược trở lại, sau đó sẽ mở rộng phạm vi ra toàn thành phố. Theo đó, thành phố sẽ tích cực hỗ trợ các chi phí cần thiết chẳng hạn như quỹ quản lý thiên tai và các quận tự trị sẽ chịu trách nhiệm về việc lắp đặt.
Thành phố có kế hoạch xem xét việc giới thiệu quy mô đầy đủ sau khi xác minh tính hiệu quả của việc lắp đặt thí điểm.
Một quan chức thành phố cho biết: “Đã có những ví dụ được chính quyền địa phương trong và ngoài nước giới thiệu, tuy nhiên rất khó để tìm ra một trường hợp vận hành thực tế. Mặc dù chưa được kiểm chứng, nhưng chúng tôi tin đây là biện pháp khẩn cấp có thể mang tới sự an toàn của người dân, vì thế trước tiên chúng tôi sẽ so sánh và phân tích các sản phẩm trên thị trường, giới thiệu chúng và nhanh chóng tìm cách cải thiện chất lượng của các sản phẩm này."
Một số lo ngại rằng các thiết bị chống hụt có thể cản trở dòng chảy của nước, "Nếu được lắp đặt phía trên miệng cống thì sẽ không gây ảnh hưởng gì tới dòng chảy của nước. Sau một khoảng thời gian sử dụng, thiết bị có thể sẽ bị cũ đi và phát sinh vấn đề, vì thế chúng tôi cũng có kế hoạch kiểm tra định kỳ."
Han Je-hyeon, Phó thị trưởng thứ hai của Seoul, cho biết, "Chúng tôi sẽ đặt sự an toàn của người dân lên hàng đầu và có hành động nhanh chóng để ngăn chặn tái diễn thương vong về người do tai nạn vì bị hụt vào ống thoát nước trong mùa mưa."
Mặc dù nắp cống là mô hình đặc biệt có chức năng khóa, nhưng sau trận mưa lịch sử vừa qua, người ta nhận thấy rằng sẽ có khả năng nắp cống bị cuốn trôi khi không chịu được áp lực nước khi lượng mưa trút xuống hơn 100 mm/giờ.
Bắt đầu từ nửa cuối năm nay, thủ đô Seoul có kế hoạch trước tiên sẽ đưa hệ thống này vào lắp đặt tại các khu vực dễ bị ngập lụt như vùng trũng thấp và khu vực cống thoát nước thải ngược trở lại, sau đó sẽ mở rộng phạm vi ra toàn thành phố. Theo đó, thành phố sẽ tích cực hỗ trợ các chi phí cần thiết chẳng hạn như quỹ quản lý thiên tai và các quận tự trị sẽ chịu trách nhiệm về việc lắp đặt.
Thành phố có kế hoạch xem xét việc giới thiệu quy mô đầy đủ sau khi xác minh tính hiệu quả của việc lắp đặt thí điểm.
Một quan chức thành phố cho biết: “Đã có những ví dụ được chính quyền địa phương trong và ngoài nước giới thiệu, tuy nhiên rất khó để tìm ra một trường hợp vận hành thực tế. Mặc dù chưa được kiểm chứng, nhưng chúng tôi tin đây là biện pháp khẩn cấp có thể mang tới sự an toàn của người dân, vì thế trước tiên chúng tôi sẽ so sánh và phân tích các sản phẩm trên thị trường, giới thiệu chúng và nhanh chóng tìm cách cải thiện chất lượng của các sản phẩm này."
Một số lo ngại rằng các thiết bị chống hụt có thể cản trở dòng chảy của nước, "Nếu được lắp đặt phía trên miệng cống thì sẽ không gây ảnh hưởng gì tới dòng chảy của nước. Sau một khoảng thời gian sử dụng, thiết bị có thể sẽ bị cũ đi và phát sinh vấn đề, vì thế chúng tôi cũng có kế hoạch kiểm tra định kỳ."
Han Je-hyeon, Phó thị trưởng thứ hai của Seoul, cho biết, "Chúng tôi sẽ đặt sự an toàn của người dân lên hàng đầu và có hành động nhanh chóng để ngăn chặn tái diễn thương vong về người do tai nạn vì bị hụt vào ống thoát nước trong mùa mưa."